Dự án Tiếp thị cộng đồng

Trung tâm Giải pháp Tiếp thị Cộng đồng  được thành lập với mục đích hỗ trợ và xác lập định hướng bền vững cho các chương trình xã hội ở Việt Nam. Theo dòng thời gian, trung tâm này sẽ hội tụ được những giải pháp của chuyên gia nhằm hoàn thiện phương pháp xây dựng thương hiệu và truyền đạt thông điệp của các chương trình tiếp thị cộng đồng. Chúng tôi mong muốn những nỗ lực trên sẽ giúp nâng tầm nhận thức ý nghĩa tốt đẹp của đời sống cộng đồng trong trái tim người Việt Nam.

Bài Viết

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TIẾP THỊ CỘNG ĐỒNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA PHẬT GIÁO
Thầy Thích Thanh Thắng
, Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo - Chùa Giác Tâm

thay-thich-thanh-thangLàm sao để mọi người đều có thể áp dụng lối sống lành mạnh? Làm sao để xã hội phát triển bền vững, hài hòa? Làm sao để mỗi người được sống hạnh phúc?

Tại sao nhiều người đã biết rằng hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện là có hại cho sức khỏe mà họ vẫn không từ bỏ nó? Tại sao nhiều người biết rằng khí hậu toàn cầu đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với trái đất nhưng hàng ngày vẫn có những hành động trực tiếp, gián tiếp làm tổn hại đến môi trường sống?...

Có rất nhiều câu hỏi chung quanh cuộc sống con người được đưa ra bàn luận. Song chưa có dấu hiệu nào cho thấy những câu hỏi này sẽ nhanh chóng chấm dứt. Bởi không ít những thói quen sống tiêu cực đang lấy dần đi hạnh phúc, chất lượng cuộc sống của cá nhân và tạo gánh nặng, áp lực cho cộng đồng. Làm thiện hay làm ác, lối sống tích cực hay tiêu cực cũng do những thói quen được tích tập dần trong cuộc sống thường nhật.

Để khuyến khích lối sống tích cực và hạn chế lối sống tiêu cực, chúng ta cần phải đẩy mạnh tư duy quá trình, xây dựng chiến lược giáo dục, tiếp cận đối tượng và vạch hướng đi cụ thể cho từng vấn đề trong đời sống xã hội.

Trong kinh Kandakara, Trung bộ II, Đức Phật từng nói: “Rối ren thay loài người!”. Đức Phật đã cùng các  đệ tử của mình nhận thức những khó khăn ấy trong thực tế cuộc sống để nỗ lực tiếp cận và triển khai một lối sống lành mạnh, hướng thiện.

Tiếp thị cộng đồng thuộc lĩnh vực tư vấn phát triển, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực trong lối sống cộng đồng. Trong khi đó, đạo Phật được vận hành bằng tâm từ bi và hai cỗ xe: “Cỗ xe nhỏ” (Tiểu thừa - tự lợi) và “Cỗ xe lớn” (Đại thừa - lợi tha). Vậy có gì tương quan trong những mục tiêu hướng tới sự hạnh phúc và hoàn thiện lối sống cộng đồng?

Cỗ  xe nhỏ và cá nhân

Môi trường tốt, cộng đồng tốt cùng với sự nỗ lực của bản thân sẽ đưa đến một đời sống lành mạnh, hạnh phúc. Trong kinh An trú tầm, Trung Bộ I, Đức Phật nói đến năm biện pháp để cá nhân thực hiện lối sống tự chủ, có thể khái quát như sau:
- Lấy suy nghĩ tốt đẹp xua đuổi suy nghĩ xấu ác.

- Ngẫm nghĩ  về hậu quả tai hại của suy nghĩ xấu  ác sẽ dẫn tới tội ác và sự trừng phạt.

- Cố  gắng quên suy nghĩ ác đi, không nghĩ tới nó  nữa.

- Ngăn chặn dòng suy nghĩ ác, để nó giảm bớt sức mạnh.

- Dùng ý  chí, nghị lực khống chế suy nghĩ ác, không cho nó phát sinh.

Đạo Phật đến với cộng đồng bằng việc đề cao nhận thức nhân - quả, khuyến khích sự tự chủ trong hành vi cá nhân. Cho dù thuyết giảng trước số đông hàng ngàn người, Đức Phật luôn nhắm đến những vấn đề gần gũi với đời sống thường nhật của cá nhân.

Ngài cho rằng, mỗi người giống như một ngọn đuốc, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Nếu mỗi người có thể tự thắp sáng ngọn đuốc của chính mình thì nhất định cả cộng đồng này sẽ rực sáng.
Tuy nhiên, trên con đường tự điều chỉnh, sự thành công mang đến cho cá nhân dù có được đánh giá ở mức độ nào, thì cũng như cỗ xe nhỏ, chuyên chở được ít người.
Đứng trước một hiện thực đời sống có nhiều rủi ro, bất ổn, nhiều người thường thắc mắc: tại sao họ chưa nhìn thấy nhiều sự đổi thay ở bình diện rộng của các chính sách? Nói như mong ước của Nguyễn Trãi: “Sinh đời thái bình ai cũng được ở yên. Gặp thuở thánh minh ai cũng được thoả sống”.

Và chắc hẳn, cuộc sống càng có nhiều thắc mắc hơn nữa khi nó chưa diễn ra như những mong muốn tốt đẹp của mọi người. Nhưng thay vì chấp nhận với thái độ an phận, chờ đợi vào sự thay đổi (ở tầm vĩ mô) của chính sách, tại sao mỗi người lại không thể ngay từ bây giờ tự thắp sáng ngôi nhà của chính mình?

Tôi phải làm gì?...........