Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Lịch sử logo ‘ngựa chồm’ của Ferrari

Đa phần chúng ta chỉ biết rằng Ferrari là một trong những hãng sản xuất siêu xe hàng đầu thế giới do Enzo Ferrari sáng lập năm 1929 mà không hiểu được ý nghĩa logo “ngựa chồm” của hãng này.
 
 
Logo “ngựa chồm” (Prancing Horse) không chỉ là biểu tượng của hãng siêu xe danh giá nước Ý, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn thế giới. Cái tên Ferrari và logo của hãng luôn khiến những tín đồ đam mê tốc độ liên tưởng đến những chiếc xe thể thao dũng mãnh và đầy tốc độ
Câu chuyện bắt đầu vào những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Ý là một trong những đại diện tham chiến. Vào những năm đó, ở nước Ý xuất hiện một phi công tài ba tên là Francesco Baracca với thành tích bách chiến bách thắng, đặc biệt trên chiếc máy bay mà ông tham gia chiến đấu xuất hiện hình ảnh của một con ngựa tung vó. Do đó, khi ông Enzo ngỏ ý định thành lập một hãng sản xuất xe hơi, mẹ của Baracca, nữ bá tước Paolina đã khuyên ông nên sử dụng hình ảnh “ngựa chồm” đó để “lấy may”.

Apple tiết lộ ngày ra mắt iPhone 5

Apple luôn nổi tiếng với việc giấu kín thông tin sản phẩm mới, đặc biệt là thời điểm ra mắt. Tuy nhiên, đích thân 1 thành viên trong ban GĐ Apple lại “nhỡ mồm” tiết lộ thời điểm xuất hiện của iPhone 5.

 
Sai lầm của Al Gore, thành viên ban giám đốc lâu năm của Apple,
khiến nhiều người đặt ra nghi vấn

Nhân vật nằm trong ban lãnh đạo của Apple, nhưng lại quên đi nguyên tắc hàng đầu của hãng này chính là Al Gore, nguyên phố tổng thống Mỹ và người đã từng đạt giải Nobel về hòa bình.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khám phá đầu tư tại Nam Phi, Al Gore đã chèn vào trong bài phát biểu của mình 1 chi tiết đáng chú ý: “Không đề cập đến chiếc iPhone mới sẽ được ra mắt vào tháng tới. Nó đã được nhắc đến quá nhiều”.

Tiếp thị thế nào để hốt bạc nhiều hơn ?

89% người tiêu dùng đã tìm hiểu thông tin trên internet trước khi đến mua sắm tại các cửa hàng và dự đoán, doanh số bán hàng nhờ tác động của thông tin trực tuyến sẽ tăng lên 1.000 tỷ đô la vào năm 2012.

 
Dự đoán, doanh số bán hàng nhờ tác động của thông tin trực tuyến
sẽ tăng lên 1.000 tỷ đô la vào năm 2012


Xác định “đại sứ thương hiệu”
Khách hàng trung thành chính là những “đại sứ thương hiệu” uy tín cho sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Xác định những ai sẽ là “đại sứ” cho thương hiệu của bạn để tập trung chăm sóc, củng cố mối quan hệ. Bên cạnh việc chăm sóc khách hàng thân thiết bằng khuyến mãi, quà tặng, các nhà tiếp thị nên thường xuyên cung cấp thông tin cho khách hàng qua email, tin nhắn, kết nối với khách hàng qua các trang mạng xã hội.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Sáu dấu hiệu nhận biết sức mạnh thương hiệu


Thật không dễ dàng gì để nhận ra những sai lầm của các nhà sản xuất hoặc các nhà marketing trong việc đầu tư cho thương hiệu của họ theo cách mà họ thường làm.


Những sự thừa mứa vào cuối những năm 90 đã dạy cho chúng ta một số bài học rất quan trọng: Một thương hiệu lớn mà không có một sản phẩm của riêng mình sẽ không thu được lợi nhuận cao; Một thương hiệu lớn và một sản phẩm nổi tiếng mà không có một mô hình kinh doanh hợp lý cũng sẽ không mang lại lợi nhuận cao; Một thương hiệu lớn, một sản phẩm nổi tiếng, một mô hình kinh doanh không hợp lý và không tạo ra lợi nhuận, điều đó có nghĩa thương hiệu này đang trên đường đi đến sự thất bại.


Bạn không thể ngốc nghếch đến mức tiếp tục đổ hàng đống tiền vào một thương hiệu mà nó không mang lại một đồng tiền lãi nào cho bạn. Vậy thì bạn nên điều chỉnh lại một cách hợp lý mọi việc, như nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia về thương hiệu, họ có thể giúp bạn những bước đầy đủ để phát triển thành công thương hiệu của mình trong một thời gian khá dài. Để phát triển một thương hiệu cần phải có một ý tưởng hay, một mô hình kinh doanh hợp lý, những sản phẩm tốt, mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp, và cuối cùng mà cũng rất có ý nghĩa, đó là sự khác biệt, điều này giúp cho khách hàng có lý do để mua những sản phẩm của bạn, và trở thành những khách hàng trung thành với thương hiệu mà bạn đang sở hữu.

Triết lý này có ý nghĩa rất lớn đối với ngành công nghiệp, và những thương hiệu B2B … - thậm chí khi bạn có 300 khách hàng nằm rải rác trên toàn thế giới. Bạn cần phải hiểu rằng, thương hiệu của bạn có thể mang lại cho bạn những khoảng thời gian tốt nhất và cả những khoảng thời gian tồi tệ.

Vậy làm thế nào để đánh giá được thương hiệu của bạn có mạnh hay không? Có một vài cách mà chúng tôi có thể giúp bạn:

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Đi tìm cơ hội hồi sinh cho Yahoo! và AOL!

 
CEO AOL Tim Amstrong và cựu CEO Yahoo! Carol Bartz.

Không lâu sau khi Yahoo! tuyên bố đã sa thải Giám đốc điều hành (CEO) Carol Bartz hôm 6/9, điện thoại của CEO AOL Tim Amstrong bắt đầu rung chuông.

Theo nguồn tin thân cận, hôm đó, Amstrong đã nói chuyện nhiều lần với các nhà tư vấn muốn tái khởi động các cuộc đàm phán bắt đầu hồi năm 2010 về việc hợp nhất Yahoo! và AOL dưới sự lãnh đạo của ông. Lý do nằm ở chỗ, bằng cách kết hợp nội dung và người sử dụng của hai bên, Amstrong - một người từng nằm trong ban lãnh đạo của Google - có thể đưa ra mức giá cao hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Đây quả là một ý tưởng không tồi đối với Amstrong hoặc một nhà tư vấn sáp nhập muốn có thỏa thuận để có tiền. Tuy nhiên, ý tưởng sáp nhập hai biểu tượng đang trong thời kỳ chật vật của thế giới Internet đã trở thành một câu chuyện tếu của làng công nghệ. Biên tập viên Erick Schonfeld của trang TechCrunch từng ví von về ý tưởng này: “Hai chú chó không thể làm một điều đúng”.

Ít có khả năng bất kỳ một sự trợ giúp nào từ bên ngoài có thể giúp đem lại sức sống mới cho AOL hay Yahoo!. Hai công ty này đã gia nhập vào hàng ngũ những công ty web đi dần vào cõi chết, tuy chưa đến hồi kiệt quệ sức lực cũng chẳng còn nhiều, bên cạnh những ngôi sao của một thời như Myspace, Digg và RealNetworks.
 

Hohenzollernbruecke - Cầu khóa tình yêu nổi tiếng ở Đức


Hàng ngàn ổ khóa được khóa lại có thể xem như các hàng rào bắt chéo quanh cây cầu Hohenzollernbruecke ở Cologne, Đức.
Hiện tượng kì lạ này được gọi là Những chiếc khóa tình yêu (Love Locks) hay Các ổ khóa tình yêu (Love Padlocks), cái mà nhiều người tin là được bắt nguồn từ Ý, là một loại phá hoại các công trình văn hóa kiểu mới nơi mà những kẻ si tình khóa các ổ khóa có vẽ tên của họ lên các tấm hàng rào, cổng, cầu hay những nơi công cộng tương tự để tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu của họ.
Theo wikipedia, các ổ khóa "tình yêu" đã tồn tại được một thời gian, mặc dù không có bất cứ tài liệu chính xác nào về nguồn gốc của nó. Tại châu Âu, các ổ khóa tình yêu bắt đầu xuất hiện vào đầu những năm 2000. Tại Rome, các nghi lễ gắn khóa tình yêu tại cây cầu Ponte Milvio có thể bắt nguồn từ cuốn sách I Want You của tác giả người Ý Federico Moccia.


Một cây cầu tương tự tồn tại ở Serbia, nơi mà nguồn gốc của các ổ khóa tình yêu có thể được truy nguồn từ câu chuyện trước chiến tranh thế giới thứ I. Chuyện kể rằng có một nữ giáo sĩ đại phương tên là Nada đem lòng yêu một viên chức Serbia tên là Relja. Sau khi họ nguyện ước với nhau, Relja đã lên đường tham gia cuộc chiến tranh ở Hy Lạp, nơi đó anh đã đem lòng yêu một người phụ nữ địa phương đến từ đảo Corfu. Kết quả là Relji và Nada đã chia tay nhau. Nada đã không thể hồi phục sau nỗi đau này, và sau một thời gian, cô ấy đã chết như là kết quả của tình yêu bất hạnh của mình....

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Thuật lãnh đạo: Bí ẩn sức mạnh dân tộc Nhật


Châm ngôn Nhật có câu “Thất chuyển bát đảo”, ý nói cuộc đời có lúc lên, lúc xuống và kinh doanh cũng vậy. Nhiều lãnh đạo đã thành công với tinh thần và ý chí 'đằng sau khó khăn lớn là một cơ hội lớn'.
 
 
Tinh thần thượng võ Samurai (Trích đăng bài viết của một doanh nhân Nhật về thuật lãnh đạo, một trong những yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc này).
 
Châm ngôn Nhật có câu “Thất chuyển bát đảo”, ý nói cuộc đời có lúc lên, lúc xuống và kinh doanh cũng vậy. Nhật đã trải qua thời kỳ phát triển kinh tế cao từ thập kỷ 1960 và đến đỉnh điểm vào nửa sau thập kỷ 1980 với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đứng thứ hai thế giới. Tuy nhiên sau đó, kinh tế Nhật bắt đầu suy thoái kéo dài đến nỗi không ít doanh nghiệp xem đó như là chuyện bình thường, không có động lực để thay đổi.
 
Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp đồng hành với những khó khăn đó để thay đổi và đã phát triển. Đó là các doanh nghiệp có những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, dám đương đầu với nghịch cảnh, xây dựng một đội ngũ biết thích nghi để vượt lên và chiến thắng. Phải chăng chính lúc khó khăn là lúc cần bình tĩnh tìm kiếm và bồi dưỡng cho doanh nghiệp một lãnh đạo thật mạnh mẽ......
 

Biếm họa các logo nổi tiếng

Nếu logo thực sự là biểu tượng thể hiện cách nhìn nhận của công chúng về công ty, thì logo của Apple, Facebook, Marlboro phải sửa như thế nào?


Logo phải là hình ảnh đại diện cho thương hiệu của một công ty, và chúng phải lột tả được cách thức mà công ty muốn được khách hàng nhìn nhận.

Nhưng như nhà thiết kế đồ họa người Thụy Điển Viktor Hertz đã chỉ ra, các logo thường không thực sự đúng với nhận thức của công chúng về công ty đó. Do đó Hertz đã vẽ ra những “logo thực sự” của các công ty một cách châm biếm, nhằm miêu tả các mà mọi người đang nhìn nhận các thương hiệu như thế nào.

10 nước cạnh tranh nhất thế giới


Châu Á chỉ đóng góp 2 đại diện trong danh sách 10 nước năng lực cạnh tranh hàng đầu thế giới, theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2011-2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố.
Báo cáo xếp loại dựa trên 12 tiêu chí: các định chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học, hàng hóa và tính hiệu quả của thị trường, giáo dục đào tạo bậc cao, tính hiệu quả của thị trường lao động, tính sẵn có của công nghệ, sự phát triển thị trường tài chính, quy mô thị trường, kinh nghiệm trong kinh doanh và đổi mới. Các tiêu chí này sau đó được chia ra thành các mục nhỏ hơn.


Dưới đây là 10 nước dẫn đầu về năng lực cạnh tranh theo báo cáo của WEF.

1. Thụy Sĩ


Thụy Sĩ là nước đứng đầu trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF.
Thứ hạng năm ngoái: 1
Thụy Sĩ là nước đứng đầu trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF.
Thụy Sĩ là nước đứng đầu trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF.
Thế mạnh:
- Có sự hợp tác chặt chẽ giữa giới kinh doanh và trí thức, giúp khuyến khích nghiên cứu, đổi mới và phát triển.
- Các định chế và thị trường tài chính mạnh.
- Cơ sở hạ tầng vững chắc.
Điểm yếu:
Tỷ lệ tuyển sinh đại học thấp, chỉ 49,4%.