Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Bí quyết để có một slogan hay


Slogan được hiểu là khẩu hiệu thương mại của một công ty. Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn.


Một slogan hay phải hội tụ các yếu tố sau:
Có một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó:Ví như khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát, nên họ lấy slogan là: "Generation Next" (Thế hệ tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp Coca Cola là loại đồ uống cổ lỗ sĩ. Với slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca Cola.
Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc:
Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây dựng một slogan dài dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, ưu việt của sản phẩm. Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan cũ: "Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới" bằng "Khơi nguồn sáng tạo".
Không phản cảm:
Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó là một bộ phận khách hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một slogan gây một ấn tượng không tốt: "Đến chậm gặm xương".
Nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm:
Slogan phải thể hiện được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví như: "Connecting People" (Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia hay "Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu" của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.
Tuy nhiên đó chỉ là những điều kiện cơ bản. Một slogan thành công phải mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của mình. Chẳng hạn, đồ thể thao của tập đoàn Nike được đánh giá là thành công với "Just Do It!" (Hãy làm điều đó!).

Theo TBKTVN

“Nghệ thuật” kiếm lời khủng của Apple

Lợi nhuận mà Apple kiếm được đang không ngừng “phình to” ra và đứng đằng sau đó là cả một bước đi đầy tính toán của gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
“Nghệ thuật” kiếm lời khủng của Apple
Đội ngũ công nhân tại Foxconn và các nhà máy khác ở châu Á đang phải gồng mình lên để theo kịp với lượng cầu dường như là vô độ của thế giới đối với các sản phẩm mang thương hiệu “Quả táo”.
Trên mỗi chiếc iPhone, iPod, iPad và cả laptop Mac luôn có dòng chữ “Được thiết kế bởi Apple tại California. Được lắp ráp tại Trung Quốc”. Bản thân các linh kiện làm nên các sản phẩm của “Quả táo” đến từ hơn 150 công ty rải khắp nơi trên thế giới. Phần lớn các bộ phận ăng-ten, kính, kim loại, cảm biến và nhựa này được sản xuất ở nước ngoài.
Làm thế nào Apple có thể tìm thấy các bộ phận này và sản xuất các sản phẩm của hãng, hoàn toàn ở nước ngoài, là giao thức chuẩn trong lĩnh vực công nghệ. Các công ty điện tử cho biết những nhà máy sản xuất ở châu Á có giá thành phải chăng và linh hoạt hơn các nhà máy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Tuy nhiên, là công ty công nghệ được định giá cao nhất thế giới hiện nay, Apple được nhiều người đánh giá như một mô hình có vai trò quan trong trong kinh doanh. Và sự phụ thuộc của Apple vào nhân công nước ngoài giá rẻ - đặc biệt là tại các nhà máy dưới sự điều hành của Foxconn ở Trung Quốc - gần đây đã nhận được sự “chăm sóc” kỹ lưỡng từ giới báo chí truyền thông như CNN, New York Times…

Foxconn, thuộc sở hữu của tập đoàn Hon Hai Precision Industry, hiện đang phục vụ một loạt những gã khổng lồ công nghệ, bao gồm Apple, Amazon.com, HP, Microsoft…. Thời gian qua, cả Apple và Foxconn đều bị chỉ trích vì để xảy ra một loạt các vụ tự tử của công nhân trong năm 2010 và duy trì các điều kiện lao động mà các nhóm nhân quyền khẳng định là vô nhân đạo.>
Đội ngũ công nhân tại Foxconn và các nhà máy khác ở châu Á đang phải gồng mình lên để theo kịp với lượng cầu dường như vô độ của thế giới đối với các sản phẩm mang thương hiệu “Quả táo”.
Trong suốt 3 tháng cuối năm 2011, Apple đã bán ra được 37 triệu chiếc iPhone, 15,4 triệu chiếc iPad, 15,4 triệu chiếc iPod và 5,2 triệu chiếc máy tính Mac, theo bản báo cáo tài chính mà Apple công bố. Nhờ đó, Apple đã đút túi 46,3 tỷ USD doanh thu và 13,1 tỷ USD lợi nhuận, gấp đôi những gì mà Apple kiếm được trong cùng kỳ năm trước.
Câu hỏi đặt ra là con số lợi nhuận Apple công bố từ đâu đến? Hãy thử lấy điện thoại iPhone làm ví dụ cho câu trả lời. Theo đó, iPhone 4S được bán ra với mức giá 199 USD nếu khách hàng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông trong 2 năm. Nhưng các nhà mạng bao gồm ATT, Sprint Nextel và Verizon Wireless đã trả cho Apple nhiều hơn giá bán của một chiếc điện thoại iPhone 4S để được bán thiết bị này với một mức giá thấp hơn, một quá trình được gọi là trợ giá. Để nhận được một chiếc iPhone miễn hợp đồng sử dụng dịch vụ hoặc đã “mở khóa”(unlock), khách hàng sẽ phải trả cho Apple ít nhất là 649 USD.
Apple biết sử dụng tiềm năng lao động giá rẻ ở châu Á để phát triển những sản phẩm đắt đỏ.
Giá thành của các bộ phận và quá trình sản xuất đối với một chiếc iPhone 4S ước tính vào khoảng 196 USD, theo hãng nghiên cứu IHS iSuppli. Như vậy, Apple đã thu vào ít nhất 453 USD với một chiếc điện thoại miễn hợp đồng sử dụng dịch vụ. Công tác tiếp thị và nghiên cứu có thể ngốn thêm một chút ít tiền trong số này nhưng sẽ chẳng có vấn đề gì to tát cả, Apple đang kiếm được lợi nhuận khá lớn trên mỗi chiếc điện thoại mà họ bán ra, nhà phân tích Tom Dinges của iSuppli nhận định.
Apple hiện có hơn 60.000 nhân viên, phần lớn trong số họ đang làm việc tại các cửa hàng bán lẻ của hãng. Để xây dựng các bộ phận và lắp ráp sản phẩm, Apple đã có một danh sách dài các đối tác. Đó là chiến lược được đánh giá là khôn ngoan của Apple để tránh việc phải phụ thuộc vào bất cứ một nhà sản xuất nào và để có được những thỏa thuận có lợi cho Apple trên mỗi linh kiện từ nhiều công ty cạnh tranh nhau.
Tuy vậy, Apple đang cố gắng để giảm thiểu số lượng các công ty đối tác của hãng, Dinges cho hay. Bằng cách đó, Apple lại nắm trong tay nhiều ảnh hưởng hơn bởi họ là một trong những khách hàng mang lại nguồn thu lớn nhất cho các đối tác. Tất nhiên, bất cứ công ty nào cũng chăm sóc kỹ khách hàng lớn nhất của họ.
Trong một bản báo cáo về chuỗi cung ứng của mình, Apple cho biết 156 công ty chiếm tới 97% số tiền chi cho các linh kiện, việc sản xuất và lắp ráp các sản phẩm. Khi khách hàng là một “đại gia” như Apple thì việc giành được một hợp đồng với gã khổng lồ công nghệ Mỹ này là một sự kiện lớn đối với cả 156 công ty trên.
Được gắn với tên tuổi của Apple đồng nghĩa với việc uy tín của nhà cung ứng tăng lên nhưng Apple là một người đàm phán khôn ngoan từ cách họ phát triển một chiếc iPad cho đến cách họ cho thuê và xây dựng các cửa hàng bán lẻ riêng của mình. Thực tế này buộc các đối tác của Apple gia tăng áp lực lên đội ngũ công nhân và cắt giảm mọi chi phí để tăng lợi nhuận.
Trong một tuyên bố mới đây với CNN, Apple cho biết những kỳ vọng đối với các nhà cung ứng của hãng về hiệu quả công việc không ngừng tăng lên mỗi năm. Apple khẳng định hãng đã tiến hành 229 cuộc kiểm toán các nhà cung ứng hồi năm ngoái và báo cáo kết quả công khai trên mạng.
“Chúng tôi quan tâm đến mọi công nhân trong chuỗi cung ứng của mình trên toàn cầu.”, Apple cho biết “Chúng tôi nhấn mạnh rằng các nhà cung ứng của chúng tôi cung cấp những điều kiện làm việc an toàn, đối đãi công nhân với sự kính trọng và sử dụng các quy trình sản xuất có trách nhiệm với môi trường ở bất cứ nơi nào mà sản phẩm của Apple được sản xuất. Các nhà cung ứng của chúng tôi phải đáp ứng được tất cả những yêu cầu này nếu họ muốn tiếp tục kinh doanh với Apple”.
Theo Dân Trí

Marketing trong thời buổi khó khăn: 5 việc cần tránh

Kinh tế chậm chạp, khó dự đoán, viễn cảnh ảm đạm. Tất cả những từ đó đã được sử dụng để diễn tả bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2008 và thậm chí cả năm 2009. Standard Poor′s tin rằng khó khăn kinh tế toàn cầu do khủng hoảng thị trường bất động sản và giá dầu cao chọc trời sẽ lên đến đỉnh điểm vào đầu năm sau.
Vậy một nhà lãnh đạo có trách nhiệm cần phần phải làm gì? Có lẽ suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến công ty của bạn. Hoặc bạn có thể thấy nó đang tới nhưng không chắc khi nào nó sẽ xảy đến thực sự. Trong cả 2 trường hợp, điều quan trọng nhất là bình tĩnh và không mắc phải những sai lầm thường thấy mà các công ty thường gặp sau đây.
1. Hãy tằn tiện nhưng đừng hoảng hốt
Các nền kinh tế sẽ phải trải qua chu kỳ mở rộng và thu hẹp. Đó là những gì chúng ta được học trong trường (nhưng hồi ấy chả mấy ai thực sự chú tâm). Vấn đề là, sách vở có thể "phán" về chu kỳ kinh tế, nhưng những người kinh doanh thực sự mới là người phải sống qua các thời kỳ khó khăn ấy. Chúng ta hạnh phúc với những khoản thời kỳ tăng trưởng, nhưng thời kỳ thu hẹp thì đầy gian khổ. Nếu bạn thông minh, bạn sẽ xoay sở tốt với sổ sách kế toán và vượt qua khỏi thời kỳ chậm chạp này. Nếu không, ban có thể phải cắt giảm và tiết kiệm. Chú ý chỉ nên cắt "mỡ", tránh cắt vào "cơ" càng ít càng tốt.

2. Marketing là "cơ" không phải "mỡ"
Giống như các nhà đầu tư thông thái coi khi thị trường giảm là cơ hội để mua vào trong khi những người khác đang bán ra, những người làm marketing hiểu biết nhất thì hiểu rằng suy thoái là khoảng thời gian tốt nhất để tăng thị phần. Họ hiểu rằng bằng việc duy trì ngân sách marketing (hoặc thậm chí tăng ngân sách) họ cũng khó có thể trở thành dẫn đầu giữa lúc khó khăn, nhưng họ có thể tăng thêm thị phần và điều này là hết sức có lợi trong dài hạn. Những đồng đôla sử dụng vào việc marketing trong thời kỳ suy thoái giống như oxy trên đỉnh Everest - càng có ít thì giá trị bạn sở hữu càng lớn. Giảm ngân sách marketing là cách chắc chắn nhường sân cho đối thủ, những người có thể lên kế hoạch quyết liệt hơn trong thời kỳ suy thoái.

3. Đừng bị mất tập trung để theo đuổi một thứ không phải là sở trường
Khi khách hàng trở nên lo lắng về nên kinh tế, họ sẽ cắt giảm chi tiêu. Đối với doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là ít giao dịch hơn, mua ít hơn, và có thể cả hai. Nhưng nếu bạn cố gắng mở rộng sản phẩm cốt lõi hoặc có dịch vụ hâp dẫn để làm hài lòng nhiều khách hàng hơn, khả năng là bạn có thể làm cho những khách hàng trung thành của mình trở nên kém thỏa mãn hơn trướng, điều này khiến họ có lý do để tiêu dùng sản phẩm ít đi. Bạn có lý do để không theo đuổi mục tiêu với những nhóm khách hàng nhận định, và đến tận bây giờ lý do đó có lẽ cũng chưa thay đổi. Hãy làm tất cả để bám lấy sản phẩm chủ đạo của bạn và tăng cường giá trị cho những khách hàng tốt nhất.
4. Đừng giảm giáp
Trong thời kỳ suy thoái, bạn thường dễ dàng giảm giá sản phẩm, để giúp thúc đẩy kinh doanh và giúp đỡ khách hàng (vì họ cũng đang gặp khó khăn). Nhưng kể cả gặp những khoảng thời gian khó khăn hay thuận lợi, giảm giá bán sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm trong con mắt khách hàng. Đã có lúc vào những năm 90, khi và Burger King triển khai bán sản phẩm Big Macs và Whoppers rộng rãi cho khách hàng với giá giảm. Điều đó đã khiến họ bị thua lỗ và phải mất mấy năm mới bù lại được. Nếu bạn muốn làm sản phẩm của bạn có giá cả phải chăng hơn, hãy làm thật cẩn thận và thật rõ ràng.

5. Đừng phớt lờ "con voi trong phòng"*
Chúng ta sống trong vòng quay thông tin 24 giờ. Khi tin tức được tung ra, mọi người biết đến nó, và thông tin kinh tế vẫn đường tung ra hàng ngày. Bạn không cần thiết phải là một nhà kinh tế để hiểu rằng môi trường kinh doanh đang không thuận lợi lúc này, và và điều đó được mọi người cảm nhận mỗi khi họ đến cửa hàng tạp hóa hay đi đổ xăng. Thậm chí nếu doanh thu của công ty không tăng và mọi người biết điều đó, họ sẽ lo lắng. Hãy khiến họ hiểu rằng bạn đang điều hành được mọi thứ và đã có kế hoạch rất tốt.
Không có ai nói cho chúng ta biết rằng điều gì đăng nằm ở phía trước trong vài tháng nữa. Chúng ta có thể thoát khỏi khó khăn nhanh chơn mong đợi, hoặc chúng ta sẽ chìm sau trong một hành trình ghập ghềnh kéo dài. Nhưng khách hàng sẽ vẫn cần phải ăn. Họ vẫn cần phải đi lại. Họ vẫn phải tìm các hình thức giải trí, quần áo, kỳ nghỉ, thức ăn nhanh, nước hoa, dụng cụ văn phòng, máy tính chủ, máy móc... Thi thị trường trở nên khó khăn, những người chơi đã định rõ vị trí của mình sẽ tồn tại và phát triển. Hãy tránh những sai lầm trên, bạn sẽ trở thành một trong số đó.

Theo Saga

Quảng cáo trực tuyến: Muốn hút khách, đo kiểm phải tốt

Đo kiểm hiệu quả banner của Sức Sống Mới trên Kênh 14.
Quảng cáo trực tuyến: Muốn hút khách, đo kiểm phải tốt

Để đánh giá hiệu quả một quảng cáo trực tuyến, bạn thường nghĩ tới những tiêu chí nào? Đa số mọi nguời đều tin rằng: hiệu quả quảng cáo tỉ lệ thuận với số liệu về CTR, lượt click, lượt view… Tuy nhiên, liệu những con số trên có hoàn toàn chính xác? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống đo kiểm của nhà cung cấp quảng cáo mà bạn lựa chọn cho chiến dịch của mình.
Được mệnh danh là “vô địch” thế giới về gian lận click (click fraud) năm 2009 - đây có lẽ là danh hiệu chẳng lấy gì làm tự hào của làng quảng cáo trực tuyến Việt Nam. Tuy nhiên, click fraud vốn dĩ là căn bệnh lây lan trên toàn thế giới - không chỉ riêng tại Việt Nam.
Ngoài ra, hiện nay, không ít các nhà cung cấp và doanh nghiệp phải mang tiếng xấu hay đành ngậm ngùi chấp nhận mất tiền oan vì những chiêu bài gian lận quảng cáo trực tuyến. Thậm chí, Google và Yahoo! cũng đã phải đổ hàng triệu USD vào các vụ kiện tụng liên quan đến vấn đề này, cũng như đầu tư để thắt chặt hệ thống đo kiểm của mình.
Theo báo cáo mới đây của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI): vào tháng 11/2011, Mỹ đã buộc tội 6 tin tặc người Estonia và một người Nga liên quan đến gian lận trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Cụ thể nhóm này đã bỏ túi 14 triệu USD “tiền công” khi làm tăng truy cập cho các trang quảng cáo.
Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao khả năng phòng vệ cũng như sức chiến đấu cho hệ thống giám sát và đo kiểm của các nhà cung cấp. Cách thức thì có nhiều: đầu tư phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng chuyên gia phân tích…, điều này phụ thuộc vào nguồn vốn, cách thức, tôn chỉ kinh doanh…của từng nhà cung cấp.
Ví dụ như Google, “người khổng lồ” này chọn cho mình giải pháp: chặt chẽ, kín kẽ và trừng trị thẳng tay. Theo đó, trong năm 2011, Google đã từ chối trên 130 triệu quảng cáo và hơn 800.000 nhà quảng cáo nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Đồng thời, quá trình đánh giá kiểm tra không chỉ được thực hiện bởi hệ thống tự động mà còn được xem xét trực tiếp bằng các chuyên gia của Google.
Tại Việt Nam, quay trở lại năm 2011, khi Admicro tung ra mô hình tự quảng cáo - AdMarket, một số khách hàng đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của số liệu báo cáo. Tuy nhiên, với hệ thống tân tiến kết hợp với giải pháp: mời bên thứ ba tham gia đo kiểm - Admicro đã thực hiện được cam kết của mình với khách hàng. Theo thông tin mới nhất, dòng sản phẩm CPC của nhà cung cấp này luôn cho tốc độ tăng trưởng về quy mô và doanh số 100%/tháng kể từ khi ra mắt 06/2011.
“Giá trị cốt lõi của Admicro là luôn đem lại hiệu quả quảng cáo tốt nhất cho khách hàng. Do đó, với chúng tôi, việc xây dựng hệ thống chống click gian lận thôi - chưa đủ; rộng hơn nữa, đó còn là hệ thống loại bỏ click không hiệu quả. Có thể nói, chính sự minh bạch về số liệu, hiệu quả của click - hệ thống đo kiểm vượt trội là một trong những yếu tố thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của Admicro”, ông Nguyễn Đăng Ngọc, đồng Giám đốc khối Admicro chia sẻ.
Hiện nay, không ít những báo cáo, dự đoán về quảng cáo trực tuyến đã cho thấy bước tiến “chóng mặt” của hình thức này. Để tạo nên đột phá thực sự, niềm tin từ khách hàng là yếu tố sống còn mà các nhà cung cấp quảng cáo không thể bỏ qua. Hình thức ấn tượng - bắt mắt, thông điệp tốt, độ phủ rộng... là chưa đủ; sự chính xác, minh bạch về hiệu quả quảng cáo cũng chính là yếu tố lôi kéo và nhân rộng khách hàng của hình thức quảng cáo này.
Theo VnEconomy

“Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc

Nguyên nhân của sự đố kỵ rất “muôn màu muôn vẻ”. Bản thân bạn có thể cũng có những sự đố kỵ như vậy với đồng nghiệp của mình.
“Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việcGhen tị là một con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn có thêm động lực cố gắng nhiều hơn để vượt qua đối thủ, một mặt khiến bạn xao nhãng khỏi công việc, liên tục so sánh và kết quả là làm mất tinh thần cạnh tranh lành mạnh của bạn.

Nguyên nhân của sự đố kỵ rất “muôn màu muôn vẻ”: đồng nghiệp ghen tị vì bạn được thăng chức; bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng; bạn thân thiết với sếp; góc làm việc của bạn rộng, đẹp hơn… Bản thân bạn có thể cũng có những sự đố kỵ như vậy với đồng nghiệp của mình.
Để sự đố kỵ, từ phía bạn hoặc từ người khác, không ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và mối quan hệ của bản thân, bạn có thể áp dụng những “mẹo” nhỏ sau:

Khi bạn là người đố kỵ:

- Hiểu rõ vị trí của bản thân: Bạn nên cập nhật thông tin cho CV của mình hàng tháng. Như vậy, bạn sẽ thấy rõ vị trí hiện tại của mình mà tránh so đo những việc mình chưa xứng đáng. Johanna Rothman, tác giả cuốn sách Bí mật đằng sau những biện pháp quản lý xuất chúng, chia sẻ kinh nghiệm: “Khi tôi thực hiện điều này, tôi nhận thấy bức tranh thực tế: Và tôi nhận thấy mình chưa đủ tự tin để trở thành người quản lý và như vậy thật vô lý khi đố kỵ với người có khả năng”.

- Nói chuyện với sếp: Hãy chứng tỏ khả năng của bạn và thường xuyên nói chuyện với sếp về lý do bạn chưa được thăng chức/ tăng lương và làm thế nào để đạt được điều đó. Đôi khi, vì bạn bàng quan còn đồng nghiệp “chăm chút” cho mối quan hệ với sếp nên anh/ cô ấy chỉ nắm rõ thành công của đồng nghiệp mà không nhớ rõ bạn đã làm được gì.

- Phát triển kỹ năng: Bạn có thể hỏi chính người mình ghen tị về cách đạt được thành công hiện tại và phát triển khả năng của bạn. Dù bạn ghen tị vì người đó thành công, xuất sắc hơn bạn nhưng hãy gạt lòng tự trọng của mình sang một bên và cạnh tranh một cách lành mạnh bằng cách học hỏi.

Khi bạn là đối tượng của sự đố kỵ:

- Không khoe khoang, khoác lác: Bạn không nhất thiết phải kể lể hôm qua mình đã đi ăn trưa với giám đốc, được tham gia một cuộc hội thảo dành cho các chuyên gia hay hào hứng nói về công việc, mức lương mới cao ra sao với những đồng nghiệp xung quanh. Nhiều khi, họ ghen tị không phải vì bạn tài giỏi hay có mối quan hệ rộng mà vì bạn may mắn hơn họ. Và khoe khoang sự may mắn của mình trước những người kém may mắn hơn sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn.

- Tránh mặc cảm tự ti: Đôi khi vì nghe những lời đố kỵ của đồng nghiệp như vì bạn có mối quan hệ trên cả mức thân thiết với sếp nên mới được thăng chức mà bạn có thể cảm thấy nghi ngờ chính bản thân mình. Hãy loại bỏ những suy nghĩ như vậy và tự tin rằng bạn thành công trên chính đôi chân của mình. Bạn cũng không cần phải kể lể kiểu như “Tôi vẫn chưa đủ tài lực ở vị trí mới nhưng tôi đã rất may mắn”. Như vậy chỉ khiến đồng nghiệp thêm ganh ghét và cho rằng bạn thật giả tạo.

- Kiềm chế sự tức giận: Dù là mục tiêu của sự đố kỵ và phải nghe những lời nói ra nói vào không hay lắm nhưng bạn vẫn phải duy trì bình tĩnh và kiềm chế sự tức giận. Bạn sẽ gạt bỏ được sự ghen tị của người khác nếu chứng tỏ một cách thuyết phục rằng mình xứng đáng đạt được thành công hiện tại, thậm chí còn hơn thế nữa.

Theo Vũ Vũ
Dân Trí/Monster

Ông chủ hãng thời trang Zara trở thành người giàu nhất châu Âu

Ông chủ hãng thời trang Zara trở thành người giàu nhất châu ÂuAmancio Ortega cũng trở thành người giàu thứ 4 thế giới sau khi tài sản của ông tăng thêm 4,6 tỷ USD từ đầu năm đến nay.
Trong khi Tây Ban Nha vừa phải nhận gói cứu trợ trị giá 125 tỷ USD từ Ủy ban châu Âu (EC), Amancio Ortega, ông chủ 76 tuổi của công ty thời trang Inditex SA với thương hiệu nổi tiếng Zara đã trở thành người giàu nhất châu Âu.

Theo Bloomberg, tính đến ngày hôm qua (13/6), tài sản của ông chủ người Tây Ban Nha này đã đạt con số 39,5 tỷ USD. Theo sau là tỷ phú người Thụy Điển Ingvar Kamprad (37,2 tỷ USD) và tỷ phú người Pháp Bernard Arnault với số tài sản trị giá 22,7 tỷ USD. 

Bất chấp Tây Ban Nha ngày càng lún sâu vào khủng hoảng với chi phí đi vay tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 20%, tài sản của Ortega vẫn tăng lên. Bằng cách giảm sự lệ thuộc vào thị trường trong nước và mở rộng hoạt động ở các thị trường mới nổi, Inditex có lợi nhuận quý I tăng tới 30%. Trong phiên ngày hôm qua, cổ phiếu của Inditex tăng 12%.

Theo Christodoulos Chaviaras, chuyên gia phân tích bán lẻ tại Barclays Plc, Inditex đã vượt ra khỏi lãnh thổ Tây Ban Nha và được hưởng lợi rất nhiều từ sức mạnh tiêu dùng của Trung Quốc. Dường như Inditex miễn nhiễm với mọi cuộc khủng hoảng.

Doanh số bán ra tại Tây Ban Nha chỉ chiếm 22% trong khi ở các thị trường mới nổi là 45%. Hiện công ty có hơn 4.300 cửa hàng tại châu Âu và gần 900 cửa hàng tại châu Á cùng với 400 cửa hàng ở Mỹ. Inditex sẽ bắt đầu triển khai bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc vào tháng 9 này.
Ortega cũng trở thành người giàu thứ 4 thế giới sau khi tài sản của ông tăng thêm 4,6 tỷ USD từ đầu năm đến nay. 

Anh Thư
Theo TTVN/Bloomberg

Cuộc chiến bản đồ số giữa Apple - Google: Rạn nứt vì đâu?

Sau khi Google Maps ra mắt phiên bản 3D, Apple đã nhanh chóng giới thiệu dịch vụ bản đồ số Apple Maps với chức năng 3D Flyover không kém cạnh. Một mặt trận mới bắt đầu bùng nổ.

Cuộc chiến bản đồ số giữa Apple - Google: Rạn nứt vì đâu?
Cựu CEO Eric Schmidt của Google (trái) và cố giám đốc điều hành Apple Steve Jobs vào năm 2008. Tình bạn cá nhân giữa hai người đã phần nào sứt mẻ khi sự cạnh tranh giữa hai công ty ngày càng căng thẳng - Ảnh: Wall Street Journal


Apple Maps, nguyên nhân của sự rạn nứt

Khi chiếc iPhone thế hệ đầu tiên được trình làng vào năm 2007, mối quan hệ giữa Apple và dịch vụ Google Maps tỏ ra khá tốt đẹp. Khi đó, dịch vụ tìm kiếm địa điểm và hướng dẫn lộ trình của Google cũng đóng vai trò không nhỏ cho thành công “bom tấn” của chiếc iPhone. Ngược lại, người dùng iPhone cũng đóng góp lượng traffic (lưu lượng thông tin) khổng lồ đến công cụ tìm kiếm của Google thông qua mỗi lần sử dụng Google Maps.

Song ngay vào thời điểm hiện tại, dịch vụ bản đồ trên thiết bị di động lại sắp sửa trở thành “chiến trường” mới cho hai gã khổng lồ của thế giới công nghệ.

Theo Wall Street Journal, Apple muốn khuyến khích giới lập trình viên “nhúng” ứng dụng bản đồ mới này vào bên trong các ứng dụng của họ, nhất là các ứng dụng về truyền thông xã hội và tìm kiếm.

Doanh thu từ quảng cáo trên điện thoại di động đã lên đến 2,5 tỉ USD trong năm 2012, theo số liệu từ Hãng nghiên cứu Opus Research, tăng trưởng 10% so với năm 2010. Song ngoài doanh số, lý do khiến Apple theo đuổi thị trường bản đồ còn là để chiếm lĩnh thêm thị phần chủ chốt trong cuộc chiến smartphone, vốn là thiết bị ngày càng phổ biến.

Google Maps hiện được hơn 90% người dùng iPhone Mỹ sử dụng, vì lý do này Apple tin rằng việc nắm quyền kiểm soát thị trường bản đồ cũng như mang đến người dùng cuối các tính năng Google Maps không hoặc chưa có sẽ giúp “quả táo” bán được nhiều thiết bị hơn.
Tờ Wall Street Journal bình luận về ngắn hạn, tất cả những điều trên sẽ khiến Google mất một phần doanh thu từ quảng cáo, cũng như không nắm bắt được dữ liệu tìm kiếm của người dùng, vốn là công cụ Google “chào hàng” với giới bán lẻ để thuyết phục họ đặt quảng cáo trên công cụ tìm kiếm của mình. Về lâu dài, tham vọng của Apple còn có khả năng khiến Google mất đi các doanh thu từ công cụ bản đồ của chính mình.

Ai hơn ai?

Ngày 11-6, Apple đã trình làng bản đồ số do chính hãng phát triển thông qua hệ điều hành di động iOS 6, mở ra một cuộc đua mới cho thị trường bản đồ số trên thiết bị di động. Theo đó, chức năng "Flyover" hiển thị bản đồ qua hình ảnh 3 chiều (3D) là một trong những yếu tố cạnh tranh với Google Maps 3D vừa ra mắt ngày 6-6.

Hình ảnh 3D trong Apple Maps được xử lý trong thời gian thực và đặc biệt chi tiết. Đây là thành quả từ sự thâu tóm ba công ty bản đồ số Placebase, Poly9 và C3 Technologies cách đây ba năm của Apple.

Các tòa nhà hiển thị theo dạng 3D qua Apple Maps, được giới thiệu tại hội nghị WWDC 2012 vừa diễn ra ngày 11-6 - Ảnh minh họa: TechCrunch

Không chỉ có 3D Flyover, Apple Maps còn bổ sung "vũ khí hạng nặng" bao gồm khả năng chỉ đường "turn-by-turn" và "người phụ tá ảo" Siri. Thông qua Siri, người dùng có thể "hỏi" những trạm xăng gần nhất khi lái xe và đường đi tiện lợi nhất. Apple Maps cung cấp khả năng thông báo kẹt xe, tai nạn... để người dùng lái xe có thể nhận biết và tránh theo hướng đi mới.

Chưa kể đến phần tìm kiếm cục bộ theo địa phương, Apple đã thu thập thông tin 100 triệu doanh nghiệp địa phương vào cơ sở dữ liệu tìm kiếm cũng như hợp tác với dịch vụ Yelp làm giàu thêm danh sách kết quả.

Hình ảnh đồ họa trong Apple Maps dựa trên ảnh vector nên người dùng có thể xoay hướng hay góc xem tùy ý, hoặc nhìn sâu vào các cao ốc.

Sau đây là một số hình ảnh so sánh giữa hai dịch vụ bản đồ số cho thiết bị di động hàng đầu hiện nay: Google Maps và Apple Maps (Nguồn: Mashable):

Cả Google và Apple đều cung cấp hình ảnh hiển thị 3D

Cả hai đều có thông tin lưu lượng xe cộ, riêng Apple Maps có thêm chức năng cảnh báo tai nạn để chuyển hướng đi

Chức năng chỉ đường cho xe lẫn đi bộ. Apple Maps chưa cung cấp bản đồ giao thông công cộng như Google Maps

Local Search: chức năng tìm kiếm theo địa phương, cho phép tìm nhanh các nhà hàng và doanh nghiệp. Apple Maps hợp tác cùng Yelp để có thêm danh sách do chính người tiêu dùng bình chọn.


Từ đối tác chuyển sang đối đầu
Chặng đường phát triển của Google Maps phiên bản cho thiết bị di động

Các cột mốc đáng chú ý trong quan hệ giữa Google và Apple qua các thời kỳ:

2001: Apple ra mắt máy nghe nhạc iPod.

2003: Apple ra mắt trình duyệt web Safari.

2005: Google trình làng dịch vụ Google Maps.

2006: CEO Google Eric Schmidt tham gia ban lãnh đạo Apple. Cũng trong thời gian này, Google thâu tóm YouTube.

2007: Apple ra mắt sản phẩm Apple TV, nhằm đẩy mạnh việc cung cấp các video có bản quyền trên iTunes đến với người dùng cuối.

Cũng trong năm này, Apple ra mắt iPhone thế hệ đầu tiên, với hệ điều hành cài sẵn các ứng dụng Google Search, Google Map và Youtube.

2008: Apple ra mắt cửa hàng ứng dụng (app store) của mình, còn Google cũng trình làng phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Android kèm chợ ứng dụng Android Market. Trình duyệt Chrome của Google cũng được ra mắt trong cuối năm đó.

2010:

Apple mua công ty kinh doanh quảng cáo di động Quattro Wireless.

Apple ra mắt thế hệ đầu tiên của tablet iPad.

Google Youtube bắt đầu dịch vụ cho thuê phim ảnh trực tuyến.

Google bắt đầu kinh doanh sách điện tử trên gian hàng trực tuyến của mình.

Google ra mắt phần mềm Google TV để cung cấp nội dung video đến máy thu hình của người dùng cuối.

2011:

Chiếc máy tính bảng dùng hệ điều hành Android đầu tiên ra mắt.

Google tuyên bố thâu tóm thành công Motorola Mobility Holdings, pháp nhân chuyên sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng và thiết bị cầm tay của tập đoàn điện tử Motorola, Mỹ.

Google bắt đầu bán nhạc kỹ thuật số thông qua các thiết bị Android.

Apple ra mắt chức năng tìm kiếm bằng giọng nói Siri cho điện thoại iPhone.
Theo Thanh Trực - Thúy Quỳnh

Sắp bùng lên cuộc chiến mang tên BlackBerry

Mới đây MobiFone tuyên bố MobiFone áp dụng miễn phí data cho khách hàng sử dụng dịch vụ dịch vụ BlackBerry làm nóng thị trường này.
Sắp bùng lên cuộc chiến mang tên BlackBerry
Dịch vụ dành cho doanh nhân đang được bình dân hóa nhờ sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng để dành lấy khách hàng.

Sau khi 3 mạng di động lớn là MobiFone, VinaPhone và Viettel bắt tay RIM để cung cấp dich vụ BlackBerry cho khách hàng với gói cước gần giống nhau. Thế nhưng, mới đây MobiFone tuyên bố MobiFone áp dụng miễn phí data cho khách hàng sử dụng dịch vụ dịch vụ BlackBerry làm nóng thị trường này.

MobiFone miễn phí data hút khách hàng BlackBerry

Ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước tiếp thị của MobiFone cho biết, MobiFone đã chính thức áp dụng áp dụng miễn phí data cho khách hàng sử dụng các ứng dụng của dịch vụ BlackBerry. Ông Đinh Việt Hưng cho biết, điểm nổi bật nhất của chính sách điều chỉnh này chính là miễn cước data cho tất cả các dịch vụ BlackBerry trong gói dịch vụ, bao gồm: email, chat và mạng xã hội được cung cấp cùng gói dịch vụ như: Facebook, Twitter, BlackBerry Messenger, Yahoo!IM, Gtalk, MSN, toàn bộ các dữ liệu truy cập web đi qua BlackBerry.net (ngoại trừ xem video, nghe nhạc trực tuyến). Đồng thời miễn cước data cho tât cả các ứng dụng cài đặt sẵn trên máy BlackBerry hoặc được tải về từ kho ứng dụng AppWorld của BlackBerry. Tuy nhiên, khách hàng vẫn phải trả cước data khi sử dụng các tính năng phát tín hiệu wifi (như Wifi hotspot và Tenthering Internet) trên máy BlackBerry.

Bên cạnh đó, MobiFone còn tặng thêm dung lượng data miễn phí cho các dịch vụ ngoài gói để khách hàng có thể thoải mái lướt net, xem và tải video, nghe nhạc trực tuyến, chơi game, ... mà không phải lo lắng nhiều về chi phí data phát sinh. Cụ thể, các gói Basic được tặng thêm 100MB, gói Entry và Social Month được tặng 150MB, gói Social Week và Chat Month được tặng 50MB và Chat Week được tặng 25MB miễn phí. Khi sử dụng hết dung lượng data miễn phí của gói, chi phí data phát sinh sẽ được tính theo mức quy định ban đầu là 5đ/Kb. Tuy nhiên, kèm theo việc tặng data miễn phí này, MobiFone có thêm một quy định mới: khách hàng không được sử dụng đồng thời gói dịch vụ BlackBerry và gói dịch vụ Mobile Internet như trước đây.
Ngoài ra, việc quy định hạn mức thanh toán tối đa cho các thuê bao trả sau sử dụng dịch vụ BlackBerry cũng được coi như một chính sách ưu đãi, giúp khách hàng kiểm soát được chi phí data hàng tháng của mình và không phát sinh chi phí quá lớn. Theo đó, khách hàng đăng ký các gói có giá cước nhỏ hơn 100.000 đồng (Basic, Entry, Social Month, Social Week, Chat Month, Chat Week) thì mức cước phát sinh tối đa chỉ có 900.000 đồng/30 ngày, còn các gói còn lại có mức cước lớn hơn hoặc bằng 100.000 đồng (Basic Plus, Advance, Advance Plus, Standard, Pro) thì mức cước phát sinh tối đa chỉ có 500.000 đồng/chu kỳ cước. Lưu lượng sử dụng data vượt quá hạn mức sẽ được miễn phí.
Ông Đinh Việt Hưng cho biết thêm riêng 2 gói dịch vụ BlackBerry dành cho doanh nghiệp là Standard và Pro cũng đã được MobiFone điều chỉnh giảm tới 50% giá cước data ngoài gói của các dịch vụ BlackBerry từ 10đ/Kb xuống mức chỉ còn 5đ/Kb.
"Lý do mà MobiFone đưa ra các chính sách điều chỉnh linh hoạt và ưu đãi lớn đối với khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ BlackBerry bởi sau một thời gian cung cấp dịch vụ thực tế và nghiên cứu thị trường với mục đích gia tăng tiện ích cho khách hàng với chi phí phù hợp nhất. Theo khảo sát của MobiFone, hiện nay, số lượng thuê bao của MobiFone đang sử dụng điện thoại BlackBerry là khá lớn. Đối tượng này thường xuyên sử dụng điện thoại phục vụ công việc và nhu cầu về các dịch vụ data rất lớn. Vì vậy, MobiFone tin rằng chính sách điều chỉnh này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho khách hàng trong nhu cầu xử lý công việc và giải trí hàng ngày" ông Đinh Việt Hưng nói.

Viettel và VinaPhone sẽ "phản pháo"?
Giữa năm ngoái, 3 mạng di động lớn là MobiFone, VinaPhone và Viettel lần lượt "bắt tay" với RIM để cung cấp dich vụ BlackBerry cho khách hàng. Về cơ bản 3 mạng này đều thiết kế gói cước tương đối giống nhau. Tuy nhiên, MobiFone và VinaPhone có thiết kế gói cước trả sau cho dịch vụ này ở mức bình dân với 99.000 đồng/tháng. Thế nhưng, với động thái tuyên bố áp dụng miễn phí data cho khách hàng sử dụng các ứng dụng của dịch vụ BlackBerry được xem là động thái tạo sự khác biệt so với các nhà mạng khác để hút các thuê bao mới đồng thời giúp các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của mình giảm chi phí trong điều kiện kinh tế suy thoái như hiện nay.

Nhiều ý kiến cho rằng, động thái này của MobiFone được xem như hành động "qua mặt" với các mạng đối thủ khác. Vì vậy, trong thời gian tới Viettel và VinaPhone có thể xem xét điều chỉnh chính sách của mình đối với gói cước Blackberry cung cấp ra thị trường. Thực tế những chiêu thức "ăn miếng trả miếng" đối với dịch vụ BlackBerry đã từng diễn ra. vào đúng ngày MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ này và tung chiêu miễn phí dịch vụ BlackBerry cho tất cả khách hàng dùng thử thì Viettel lại "phản đòn" bằng chiêu thức tuyên bố khởi động chương trình bảo dưỡng thiết bị miễn phí và giảm giá nhiều dịch vụ, phụ kiện điện thoại cho khách hàng dùng BlackBerry do Viettel cung cấp.

Những cuộc chạy đua của nhà mạng để thu hút khách hàng BlackBerry sẽ khiến tín đồ của "dâu đen" được lợi. nếu như suốt một thời gian dài Viettel cung cấp dịch vụ này thì BlackBerry được xem là dịch vụ "cắt cổ", nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm gần đây, với việc thị trường có 3 tên tuổi lớn nhảy vào thị trường này thì BlackBerry đã được định nghĩa lại là "dịch vụ bình dân".
Theo TTVN

Manchester United bất ngờ hủy kế hoạch IPO "tỷ đô"?

Kế hoạch kiếm 1 tỷ USD từ việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại thị trường Singapore của đội bóng nước Anh có vẻ đã đổ bể.

Manchester United bất ngờ hủy kế hoạch IPO "tỷ đô"?
MU tiếp tục phải lùi ngày lên sàn
Thay vào đó các ông chủ của MU đang tính đưa cổ phiếu đội nhà lên sàn tại Mỹ.

Thông tin trên vừa được hãng tin Reuters đăng tải. Theo đó đội bóng nhiều lần vô địch nước Anh nhất sẽ không tiếp tục chờ đợi để lên sàn tại Singapore như kế hoạch hồi năm ngoái. Phương án mới được “Quỷ đỏ” cân nhắc là niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) hoặc sàn Nasdaq. 

Đây là diễn biến khá bất ngờ bởi suốt cả năm 2011 vừa qua, BLĐ MU chỉ cân nhắc niêm yết tại thị trường châu Á, nơi họ có số lượng CĐV đông đảo. Ban đầu họ nhắm tới sàn Hồng Kông bởi đây là cửa ngỏ gần nhất để tiếp cận các nhà đầu tư Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó Singapore lại được chọn vì những ưu đãi đặc biệt trong việc giải quyết hồ sơ, giúp rút ngắn thời gian lên sàn. Thế nhưng cuối cùng, việc IPO phải hoãn lại vì những bất ổn trên thị trường. Một nguồn tin nắm rõ hoạt động của NYSE tiết lộ với Reuters rằng việc lựa chọn sàn mới cho đợt IPO sẽ sớm được định đoạt.
Chủ sở hữu của Manchester United, gia đình nhà Glazer, là những người khá nổi tiếng tại Mỹ vì sở hữu đội bóng bầu dục Tampa Bay Buccaneers. Ngoài ra họ cũng là chủ của First Allied Corp, một công ty chuyên xây và cho thuê các trung tâm thương mại. Cùng với việc thay đổi địa điểm niêm yết, nhà Glazer được cho là sẽ thay thế các ngân hàng đứng ra thu xếp thương vụ này. Trước đó Credit Suisse, JPMorgan Chase & Co và Morgan Stanley là 3 ngân hàng được chọn thu xếp vụ IPO.
Theo một khảo sát mới đây được tạp chí Forbes thực hiện, MU chính là đội bóng giàu nhất thế giới. Lượng fan tòan cầu của họ cũng lên tới hơn 600 triệu người. Hàng năm, ngoài doanh thu từ tiền thưởng và bản quyền truyền hình, “Quỷ đỏ” tỏ ra vượt trội các đội bóng khác về mảng kinh doanh thương mại. Mới tháng trước, họ vừa ký thỏa thuận tài trợ với hãng sản xuất ôtô lớn nhất thế giới General Motors (GM).

Theo Thanh Tùng
Dân Trí/CNBC/Reuters

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Mạng di động Việt gây ‘sốt’ ở châu Phi

Không chỉ xuất hiện dày đặc trên các báo châu Phi, sự kiện Viettel mở mạng di động ở Mozambique còn gây “sốt” với các quốc gia khác trong cùng châu lục.

Mạng di động Việt gây ‘sốt’ ở châu Phi


Movitel - “cơn sốt” ở Mozambique

Trước và sau lễ khai trương mạng di động Movitel của Viettel tại Mozambique, thông tin về sự kiện này được đăng tải dày đặc trên các trang nhất của các báo ở các quốc gia lân cận trong khu vực Nam Phi, rồi nhanh chóng bay tới các quốc gia Tây, Trung và Đông Phi chỉ trong vài ngày. 

Bất chấp những sự kiện lớn diễn ra cùng thời điểm khai trương, hai cái tên Viettel và Movitel liên tục được nhắc đến trên các trang báo của cộng đồng châu Phi. 

Từ các quốc gia ít biết đến như Chad (Trung Phi), Sierra Leon, Liberia (Tây Phi) đến các nước phát triển như Nam Phi, Kenya (Nam và Đông Phi)…, các phương tiện thông tin đại chúng đều dành một mối quan tâm đặc biệt cho mạng di động mới mở của một công ty đến từ Việt Nam.

Ngay cả những blog cá nhân, những trang web không phải lĩnh vực viễn thông như du lịch, ngân hàng... cũng quan tâm đăng tải tin với dòng tít “Nhà cung cấp mạng viễn thông hàng đầu khai trương mạng di động tại châu Phi” hay “Viettel tỏa sáng tại Mozambique với cáp quang và di động”. 

Mong… được phủ sóng

Sau khi những thông tin về Movitel được các phương tiện báo chí truyền đi khắp thế giới, nhiều email đặc biệt gửi tới Viettel với thông điệp: “Hãy đến đất nước chúng tôi!”. 


Từ đất nước chỉ hơn 10 triệu dân số ở Trung Phi: Chad là cái tên rất xa lạ với nhiều người Viettel và Việt Nam. 

Tuy nhiên, Zara Mahamat Yacoub - nhà báo kiêm giám đốc một tổ chức phi chính phủ tại Chad, gửi email tới Viettel tâm sự: “Mặc dù đất nước chúng tôi có hai nhà khai thác nhưng kết nối rất tệ và kênh phân phối ở đây cũng rất kém. Tôi được biết những gì các bạn đã làm ở Mozambique. Hãy đến giúp chúng tôi để dịch vụ viễn thông đến được với nhiều người dân Chad hơn”.

Cách xa Chad hàng ngàn km ở phía Đông Phi, DenyeRonald - người đang làm việc cho Tổ chức Phát triển sức mạnh Cộng đồng (UNCE) của Uganda, cũng gửi một email tới Viettel với tựa đề: “Hãy đến Uganda” (Coming to Uganda). 

Trong thư, DenyeRonald viết: “Tôi đã ghé thăm website của công ty bạn và thậm chí theo dõi những kinh nghiệm, cách làm khác biệt và những công nghệ tuyệt vời mà bạn đã thực hiện. Và tôi tin tưởng nếu những điều này được làm ở Uganda thì nó còn tốt hơn nhiều. Tại Uganda, chúng tôi đã có một số công ty viễn thông nhưng không mang lại những gì tốt nhất cho người dân. Tôi rất muốn biết các bạn cần phải có những điều kiện gì để đến đất nước tôi. Tôi có thể chuẩn bị ngay mọi thứ đón tiếp bạn ở nơi này… Chúng tôi cần bạn. Hãy đến đất nước chúng tôi - Uganda”. 


Không chỉ dừng ở nước nói tiếng Bồ Đào Nha - nơi diễn ra sự kiện như Mozambique hay tiếng Anh phổ biến như Kenya, Nigeria, Ethiopia…. thông tin Viettel đến châu Phi đã lan sang cả các nước châu Phi nói tiếng Pháp. 

Trong bức thư bằng tiếng Pháp gửi đến Viettel, đại diện của Công ty Ephrata Telecom ở Cộng hòa Dân chủ Công Gô bày tỏ: “Chúng tôi đã đọc thông tin về các bạn. Được biết các bạn có ý định tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Châu Phi và chúng tôi rất mong muốn được hợp tác”. 

“Điểm nóng” mới trong viễn thông châu Phi

Sự kiện khai trương của Movitel đã trở thành điểm nóng của cả khu vực khi kênh Channel Africa thuộc Tập đoàn Phát thanh và Truyền hình (South Africa Broadcasting Corporation - SABC) hàng đầu của Nam Phi đề nghị được phỏng vấn đại diện Viettel. Channel Africa là kênh phát thanh có vùng phủ rộng khắp châu Phi, được thực hiện bởi 6 thứ tiếng: Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Swahili, Chinyanja và Silozi. 

Kgomotso Mophulane, phóng viên chương trình kinh tế của kênh này chia sẻ: “Những gì Viettel đã làm cho Mozambique là một kỳ tích. Các nước châu Phi khác cũng cần có nhà đầu tư như Viettel và chúng tôi mong muốn các bạn chia sẻ câu chuyện của mình cho các độc giả ở đây”. 


Còn Viki Russell, biên tập viên báo điện tử Telegeography (có trụ sở tại San Diego, California, Mỹ) chia sẻ: “Chúng tôi rất ấn tượng với những gì Viettel đã làm tại Mozambique. Đây chính là cái mà độc giả của chúng tôi, những nhà quản lý viễn thông, cần đọc”. 

Fiona, biên tập viên của Telecomasia - tạp chí nổi tiếng trong lĩnh vực viễn thông tại khu vực Châu Á, nói ngắn gọn: “Vô cùng ấn tượng”. 

Các trang chuyên về lĩnh vực ICT của cộng đồng châu Phi cũng đăng tải sự kiện này liên tục trong suốt từ ngày Movitel khai trương cho tới đầu tháng 6. Đa phần các bài báo đều cho thấy sự ấn tượng với những kết quả Viettel đã làm được, không chỉ riêng cho Mozambique mà với toàn cộng đồng Châu Phi. 

Trong buổi tối khai trương Movitel, Tổng thống Mozambique – ông Armando Emilio Guebuza nói: "Cách đây hơn một năm, khi Chính phủ cấp giấy phép cho mạng viễn thông thứ ba này, ai đó trong chúng ta còn nghi ngờ về lý do có mặt của Movitel. Nhưng các bạn đã chứng minh được thiện chí và tấm lòng với người dân Mozambique bằng chính hành động của mình”.

Châu Phi được biết đến với thực trạng cấp phép rất nhiều nhưng chỉ có một vài nhà khai thác nghiêm túc triển khai theo cấp phép. Do đó, mặc dù cho phép làm hàng chục năm nay nhưng trung bình số lượng cáp quang mà mỗi quốc gia châu Phi chỉ bằng con số trung bình của cả thế giới trên một triệu dân. 

Sau khi Viettel xây dựng hơn 1 năm tại Mozambique, số lượng cáp quang tại quốc gia này lên tới 12.600 km, đóng góp 70% hạ tầng cáp quang của toàn Mozambique. Riêng tại tỉnh Tete - tỉnh khó khăn nhất của Mozambique, hơn 700km cáp đường trục, và 1000km cáp nhánh đã được kéo. 

Công ty Movitel đã sở hữu mạng lưới lớn nhất, có vùng phủ rộng và sâu nhất tại Mozambique với 1.800 trạm phát sóng (2G&3G) phủ 100% quận, huyện và đường quốc lộ, đóng góp hơn 50% hạ tầng mạng di động của toàn Mozambique. Movitel đã đưa quốc gia này từ chỗ gần như không có gì về hạ tầng cáp quang trở thành 1 trong 3 quốc gia có hạ tầng cáp quang lớn nhất khu vực châu Phi (cùng với Nam Phi và Nigieria).






















Theo Nam Anh
  vietnamnet

Công thức tuyệt mật – Bạn học gì từ thương hiệu số 1 thế giới?

Câu chuyện về Coca-Cola chính là câu chuyện về nước Mỹ – những thiên tài kinh doanh, thủ thuật chính trị, tầm nhìn lãnh đạo, những con người lập dị, sự tham lam trần trụi, những ý tưởng điên rồ và ý đồ bành trướng.
Thông tin
Tên sách: Công thức tuyệt mật
Tác giả: Frederick L. Allen.
Ấn hành: NXB Lao động xã hội
Số trang: 655
Ngày xuất bản: 3/2011
Giá bìa: 129.000 VNĐ
Nội dung cuốn sách
Trong suốt 99 năm, từ khi thành lập cho tới khi Coca-Cola tuyên bố sự ra đời của Coke mới, công ty đã nhiều lần thay đổi công thức chế biến bí mật, đã được thần thánh hóa của mình và nhiều thay đổi trong số đó đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, họ đã giữ kín thông tin về những thay đổi đó và bảo vệ cẩn mật tính huyền bí của công thức. Câu chuyện về bản sao duy nhất công thức nguyên thủy của Coke được lưu giữ tại một căn hầm trong Công ty Tín thác Georgia và được đặt trong tình trạng "bất khả xâm phạm" trong bất kỳ tình huống nào, ngoại trừ trường hợp được sự biểu quyết chính thức của ban giám đốc công ty, đã trở thành một phần trong nền văn hóa Mỹ. Quan niệm về Coca-Cola đứng độc lập so với sản phẩm hữu hình.
Trên thực tế, công thức bí mật thật sự của Coke nằm ở hiệu quả không thể lý giải được của một sức mạnh ma thuật đã khiến một chai vốn chỉ chứa các thành phần là nước và đường trở thành một biểu tượng quốc gia. Khi bị che mắt lại, công chúng là những người tiêu dùng với mong muốn được thưởng thức những hương vị mới. Còn khi mở mắt ra, họ lại là những công dân Mỹ cảm thấy bị phản bội bởi loại nước uống Coke mới.
Tập hợp những thước phim sống động và chân thực, có thể coi Secret Formula (Công thức tuyệt mật) của Frederick Allen là bộ phim đầy đủ và chi tiết nhất về Coca-Cola với rất nhiều những sự kiện và nhân vật đã làm nên thương hiệu Coca-Cola trị giá hàng chục tỉ đô-la như ngày nay. Trong chuyến phiêu lưu này, chúng ta không chỉ từng bước lật mở công thức bí mật đã làm nên một thức uống phổ biến, mà còn khám phá công thức tuyệt mật trong tiếp thị và quảng bá sản phẩm để tạo ra một thương hiệu đã trở thành biểu tượng của văn hoá tiêu dùng mỹ. Chính công thức đó đã giúp Coca-Cola không chỉ là một cái tên bên ngoài mà đã trở thành "một cái gì đó thuộc về bên trong, thuộc về tâm linh," trở thành một đại diện của nền văn minh Mỹ". Công thức tuyệt mật sẽ đưa bạn ngược về dòng lịch sử tập đoàn để khám phá lời giải đáp cho sự vượt trội đó.

Theo TTVN/solo.vn

Ngành thủy sản trước cuộc "đại phẫu" doanh nghiệp

Thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, dịch bệnh hoành hành, thị trường bất ổn, doanh nghiệp và người nuôi phá sản... ngành thủy sản đang đối mặt với một cuộc “đại phẫu thuật.

Ngành thủy sản trước cuộc "đại phẫu" doanh nghiệp
Khó khăn hiện nay được xem là cơ hội để phát triển, tái cấu trúc lại ngành thuỷ sản.
Doanh nghiệp và người nuôi cùng “chết”

Chưa năm nào ngành thủy sản cả nước lại trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn như 6 tháng đầu năm 2012. Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ riêng trong quý I/2012, đã có gần 330 doanh nghiệp (DN) “khai tử”.
Toàn ngành từ 800 DN hiện còn có 473 DN, chết hơn 40%. Số còn lại cũng đang hoạt động chỉ 20 – 40% công suất. Người nuôi tôm thì bị dịch bệnh hoành hành, người nuôi cá tra thì đã hầu như “treo ao”.

“Giá cá tra còn có 22.000 đồng/kg, cực rẻ mà chẳng có ai mua. Bởi DN đã “chết” hoặc đã hết tiền mua. Năm 2011 doanh số xuất khẩu cá tra đạt 1,8 tỷ USD nhưng năm nay thì có mà nằm mơ mới thấy con số đó” – ông Dương Ngọc Minh - Phó Chủ tịch VASEP thẳng thắn nhìn nhận.
Đồng quan điểm trên, hầu hết đại diện các DN tham gia Hội nghị thường niên VASEP 2012 diễn ra tại TP.HCM ngày 12.6 đều đánh giá rằng ngành thủy sản đã qua rồi thời kỳ phát triển hoành tráng, mà ngược lại do phát triển quá “nóng” theo bề rộng, thiếu chiều sâu đã gây ra những đổ vỡ dây chuyền và cay đắng trong ngày nay khi điều kiện bên ngoài thay đổi...

Tái cấu trúc toàn ngành

Thế nhưng nhìn từ góc độ phát triển, các DN đều cho rằng khó khăn hiện nay là cơ hội để tái cấu trúc lại ngành. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, ngành thủy sản trải qua cuộc “đại phẫu thuật” đầy thách thức này sẽ sàng lọc, loại bỏ bớt những DN yếu kém, làm ăn chụp giật theo kiểu thời vụ, cạnh tranh không lành mạnh để chỉ còn lại cộng đồng những DN thực sự mạnh, có sự đầu tư, có khả năng đối phó với khó khăn.

Để ứng cứu và tái cấu trúc lại ngành thủy sản, Ngân hàng Phát triển VN (VDB) vừa đề xuất Chính phủ cho thực hiện 2 gói cứu trợ 7.000 tỷ đồng, thông qua việc cho các DN thủy sản có hợp đồng thu mua cá tra nguyên liệu trong dân và các DN, cá nhân có vùng nuôi cá tra được vay vốn với lãi suất ưu đãi dưới 10%/năm, kỳ hạn vay 4 tháng.
Phó Chủ tịch VASEP Dương Ngọc Minh cho rằng, ngành cá tra từ 200 DN xuất khẩu hiện còn 100 là một sự đào thải tất yếu để phát triển và việc đào thải này chưa dừng lại. “Theo tôi còn lại 50 DN mới có thể ổn định được. Khi đó mới có sự điều tiết thị trường và quản lý tốt hơn” – ông Minh nói.
Cơ sở để tái cấu trúc lại ngành là hoàn toàn có. Theo phân tích của VASEP, tuy có tới 330 DN đã khai tử trong quý I nhưng hầu hết là những DN thương mại, DN nhỏ, làm ăn theo thời vụ nên không ảnh hưởng gì nhiều đến doanh số xuất khẩu.

Ngược lại doanh số của top 10 DN lớn lại cao hơn quý I năm ngoái, từ 18,5% tăng lên 20,5%. “Kết quả trên cho thấy đã có sự phân hóa mạnh trong quy mô và năng lực thực sự giữa các DN thủy sản” – ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP phân tích.

Theo Ngọc Minh
Dân Việt

Ngắm mô tô gần trăm tuổi giá 100.000 bảng Anh

Chiếc xe được bình chọn là xe máy tốt nhất năm 1920 và hiện nay siêu mô tô tuyệt đẹp này đang được bán với giá cao ngất ngưởng 100.000 bảng Anh.
 
Ngắm mô tô gần trăm tuổi giá 100.000 bảng Anh

Windhoff 4 là một siêu mô tô cổ với ngoại hình đẹp hầm hố phù hợp với những quý ông nam tính cao to, chiếc mô tô này xứng đáng với danh hiệu xe máy của năm 1920. Windhoff 4 sở hữu động cơ với dung tích xi lanh 746cc làm mát bằng dầu.


Windhoff 4 được sản xuất bở công ty xe máy Windhoff vào năm 1880 tại Berlin, Đức do Windhoff Brothers sáng lập. Windhoff 4 được giới chuyên gia đánh giá là: "chiếc xe gắn máy độc đáo nhất, tiến bộ và đẹp nhất cả hiện tại và tương lai".

Windhoff 4 được bán đấu giá vào năm 2008 với giá 100.500 bảng Anh. Tuy nhiên chủ sở hữu chiếc xe tuyệt đẹp này lại mang ra đấu giá vào tháng 4 năm nay với số tiền chưa được công bố. 

fv
Windhoff 4 là xe gắn máy tốt nhất trong năm 1920.
F
Đây là chiếc xe gắn máy độc đáo nhất, tiến bộ và đẹp nhất cả hiện tại và tương lai
V
Để sở hữu Windhoff 4 người chơi phải bỏ ra số tiền khá lớn- khoảng trên 100.000 bảng Anh.

Theo Giáo dục Việt Nam

Đế chế thời trang LVMH "bành trướng" thị trường mới nổi

“Đế chế thời trang LVMH” giúp ngành công nghiệp xa xỉ của Pháp hồi sinh và trở lại “ngôi vua” sau nhiều thập kỷ phai nhạt.

Louis Vuitton đang tạo cơn sốt tại Trung Quốc
Âm mưu Hermès

LVMH hiện nay là nhóm nhãn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới. Trong 25 năm qua, LVMH đã chuyển đổi từ một nhà sản xuất quần áo nhỏ thành một tập đoàn kiểm soát hơn 60 thương hiệu sang trọng, từ mỹ phẩm Dior, Givenchy và Guerlain, đồ da Louis Vuitton, đồng hồ Tag Heuer đến champagne Moet Chandon...
Ngân hàng Credit Suisse dự đoán, doanh số bán của LVMH sẽ đạt 33 tỷ USD trong năm nay. Lợi nhuận trong năm 2011 là 3,5 tỷ USD và vốn hóa thị trường là 62 tỷ USD.

LVMH đang bành trướng thị trường toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi. Sau nhiều năm, thương hiệu này đã chinh phục được tầng lớp trung lưu mới của châu Á.
Doanh số bán hàng ở châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) chiếm 27% của tổng doanh thu năm 2011, tăng từ 17% năm 2010. Thị trường Nhật Bản tạo ra 15% doanh số bán hàng của LVMH trong một thập kỷ qua. Một con số đủ thấy quyền lực của LVMH tại thị trường này: 85% phụ nữ Nhật sở hữu ít nhất một sản phẩm Louis Vuitton.

Mua lại các nhãn hiệu khác là cách thức mà LVMH sử dụng để thực hiện tham vọng phủ kín ngành công nghiệp xa xỉ trên thế giới. Năm ngoái, LVMH mua thương hiệu kim hoàn Ý Bulgari với giá 4,3 tỷ euro.
LVMH cũng đang lặng lẽ bỏ ra hơn 2 tỷ USD tích lũy cổ phiếu trong công ty thời trang có lịch sử 173 năm Hermès và đến nay cổ phần của LVMH trong Hermès là 22,3% so với tỷ lệ sở hữu của hơn 200 thành viên gia tộc Hermès.
Hermès nổi tiếng với 3 mặt hàng chính là túi xách da, khăn quàng cổ và nước hoa, được giới thượng lưu châu Âu rất ưa chuộng. Có những chiếc túi của Hermès lên tới 2 triệu USD. Vì thế, LVMH không khỏi thèm khát sự hợp nhất với nhãn hiệu quý tộc này.
Doanh thu năm 2010 của Hermès ước đạt trên 2 tỷ euro, trong khi của LVMH khoảng 20 tỷ euro. Hermès hiện có 304 cửa hàng trên khắp thế giới, trong khi LVMH sở hữu tới 2.468 cửa hàng.

Một nghiên cứu của Tập đoàn Tư vấn Boston nhận thấy, một thương hiệu bán lẻ tiết kiệm khoảng 30% chi phí thương mại (quảng cáo, thuê, trợ lý cửa hàng...) mỗi lần nó tăng gấp đôi kích thước. Nhưng điều này không phải là lý do tại sao LVMH liên tục mua các thương hiệu khác.

Thay vào đó, ông chủ của LVMH là tỷ phú Bernard Arnault được thúc đẩy bởi niềm tin rằng LVMH có thể biến bất kỳ thương hiệu sang trọng nào trở nên đắt giá hơn.
Ví dụ, khi mua Christian Dior vào năm 1984, ông Arnault đã dành hơn một thập kỷ mua lại 350 giấy phép và làm hồi sinh thương hiệu này với tên tuổi của nhà thiết kế John Galliano.
Một trong những thế mạnh của Arnault là tạo ra các thương hiệu lớn nhất thế giới bằng cách thuê những tài năng thiết kế như Galliano cho nhãn hiệu Dior, Alexander McQueen cho Givenchy hay Marc Jacobs ở Louis Vuitton và gần đây là Phoebe Philo để làm hồi sinh thương hiệu Celine.

Kế thừa đế chế
Suy thoái kinh tế năm 2001 là động lực khiến LVMH mở rộng kinh doanh cho các nhãn hiệu của mình, đặc biệt là nhãn hiệu Louis Vuitton. Ở các thị trường mới, Vuitton đã nhanh chóng tạo dấu ấn bằng cách bán các túi xách mang logo LV.
Trong quý đầu năm nay, doanh số bán hàng của thời trang LVMH và nhóm đồ da (Louis Vuitton có thêm các nhãn hiệu nhỏ hơn như Fendi) đã tăng 18% ở Mỹ, 12% ở châu Âu và 10% ở châu Á. Sản phẩm Louis Vuitton chiếm 37% doanh số bán hàng và hầu hết lợi nhuận của nhóm.

Mặc dù cổ phiếu LVMH giảm tại châu Á, nhưng các cổ đông không quá lo lắng về tương lai của hãng. Công ty Tư vấn McKinsey ước tính, riêng Trung Quốc sẽ chiếm một phần năm thị trường xa xỉ toàn cầu vào năm 2015.
Người mua hàng Trung Quốc vẫn trung thành với túi xách Vuitton. Và thậm chí nếu thị trường Trung Quốc chậm lại, luôn luôn có hai thị trường đầy tiềm năng là Ấn Độ và Indonesia thay thế.

Ông chủ của LVMH là Bernard Arnault đã trở thành tỷ phú hàng đầu với khối tài sản kếch xù lên tới 25,5 tỷ USD, xếp thứ 13 trong danh sách 400 tỷ phú giàu nhất thế giới và là một trong những công dân Pháp hiếm hoi có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu.
Thế nhưng, vị chủ tịch này đã 63 tuổi và đang tính đường nghỉ ngơi. Vì thế, công ty đang có dấu hiệu của sự già nua - điều tối kỵ trong ngành thời trang.
Tuy nhiên, cô con gái Delphine điều hành hãng Christian Dior, người con trai Antoine thì làm việc cho hãng giày Berluti. Hai người này của Bernard Arnault có thể sớm điều hành LVMH và vì thế LVMH vẫn sẽ duy trì ngai “đế chế” của làng thời trang thế giới trong thời gian dài nữa
Theo Hà Cúc
Doanh nhân Sài Gòn

Những bí mật cuộc đời ông chủ nhà băng giàu nhất thế giới

Joseph Edmond Safra, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Safra với tài sản trị giá 13,8 tỷ USD được Tạp chí Forbes bình chọn là chủ nhà băng giàu nhất thế giới hiện nay.
1. Truyền thống kinh doanh lâu đời trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Cách đây một thế kỷ, tại Đế quốc Ottoman (hay còn gọi Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ), ông tổ của Joseph Safra được xem là một trong những chủ nhà băng có uy tín nhất. Ngân hàng do ông tổ của Joseph Safra điều hành đã thực hiện thành công các giao dịch thương mại cho khách hàng ở Alexandria, Aleppo và Istanbul.
2. Jacob Safra thành lập Jacob E. Safra Bank tại Beirut (Lebanon)
Vào đầu thế kỷ 20, khi Đế quốc Ottoman bắt đầu có dấu hiệu sụp đổ, Jacob Safra nhanh chóng tách khỏi việc kinh doanh của gia đình và chuyển đến sống ở Beirut (Lebanon). Tại đây, ông thành lập ngân hàng Jacob E. Safra Bank. Người con trai cả của Jacob, Edmond Safra sớm tham gia vào công việc làm ăn của cha mình từ năm 16 tuổi.
3. Ngôi nhà mới ở thành phố Sao Paulo (Brazil)

 Nhung bi mat cuoc doi ong chu nha bang giau nhat the gioi
Sau thế chiến thứ hai, năm 1952, Jacob Safra quyết định chọn Sao Paulo (Brazil) làm nơi khởi đầu mới cho các hoạt động kinh doanh của mình. Năm 1955, ông thành lập ngân hàng Safra SA (hiện nay là Banco Safra de Investimento).

;Gia đình Safra nổi tiếng về sự thận trọng và kín tiếng. Các bản ghi chép quan trọng liên quan đến công việc của gia đình đều được viết bằng chữ Ả rập cổ. Chỉ những người thuộc dòng dõi trí thức Do Thái Sephardic có nguồn gốc Trung Đông mới đọc được loại chữ này.
4. Edmond Safra thành lập Trade Development Bank tại Geneva (Thuỵ Sĩ)

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Giới kinh doanh cần đến những thiên tài lập dị

Bên cạnh những cá nhân xuất sắc "toàn diện" kiểu cổ điển, giờ đây các doanh nghiệp lại đang cần hơn lúc nào hết những "quái kiệt" mắc chứng khó đọc, rối loạn chú ý và bị tự kỷ dạng nhẹ...
Newton và Einstein - Những thiên tài mắc hội chứng Asperger

Vào năm 1956, William Whyte đã đưa ra luận điểm trong quyển sách bestseller của mình mang tên “The Organisation Man” rằng: Các công ty đều ưa thích những nhân tài xuất chúng toàn diện và họ sẵn sàng tranh đấu với nhau để giành được những cá nhân như vậy.

Nhưng ngày nay, rất nhiều tổ chức lại có quan điểm đối ngược. Các hãng phần mềm luôn cố gắng thu thập bằng hết những người chỉ có đam mê với máy tính và thờ ơ với xã hội bên ngoài. Các quỹ đầu tư lại tìm cách lôi kéo những nhân tài kỳ quặc, lập dị về toán học hay chứng khoán. Thậm chí cả những nhà làm chính sách cũng đang trông chờ vào những doanh nhân khởi nghiệp “bất quy tắc” để tạo thêm nhiều việc làm.

Các nhà tuyển dụng đã nhận ra rằng những tiêu chuẩn về trí óc cấu thành nên một nhân viên lập trình máy tính giỏi dường như cũng giống với những người có dấu hiệu của hội chứng Asperger (một dạng của tự kỷ) được mô tả như sau “Có sở thích say mê thái quá về một vấn đề nhỏ nào đó, ví dụ như đam mê các con số, mô hình hay máy móc; thêm nữa là thích những công việc mang tính lặp đi lặp lại cũng như thờ ơ với các vấn đề ngoài xã hội.”


Một lý do giải thích cho sự phát triển mạnh của hội chứng Asperger trong thời đại ngày nay là sự phát triển của Internet, nhờ đó các cá nhân có thể kết nối với nhau mà không vướng phải “rào cản” gặp mặt.

Peter Thiel, một trong những người tiên phong xây dựng các công ty internet thập kỷ trước, đồng thời là nhà đầu tư sớm nhất vào Facebook đã nói với tờ New Yorker: “Những nhân vật điều hành các doanh nghiệp công nghệ thành công gần như đều bị…tự kỷ theo một dạng nào đó.” Yishan Wong, một nhân viên Facebook đã viết rằng Mark Zuckerberg có “dấu hiệu” của hội chứng Asperger, theo đó, “Mark thường không đáp trả một cách chủ động cũng như không có dấu hiệu nào thể hiện rằng anh ta đang lắng nghe bạn nói.”

Những hình ảnh tương tự Zuckerberg cũng xuất hiện tại các thị trường giao dịch tài chính. Rất nhiều những người nghiện các con số, nghiên cứu phân tích, tính toán đã vượt lên so với những kỹ thuật viên phân tích “na ná” nhau trên thị trường. Đơn cử như Micheal Burry, nhân vật chính trong quyển sách nổi tiếng “The Big Short” của Micheal Lewis vốn được mô tả là một người ưa thích sự cô đơn và hay có thói quen viết blog về thị trường chứng khoán từ khi anh còn đang học tập để trở thành bác sĩ.