Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Bí quyết để có một slogan hay


Slogan được hiểu là khẩu hiệu thương mại của một công ty. Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn.


Một slogan hay phải hội tụ các yếu tố sau:
Có một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó:Ví như khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát, nên họ lấy slogan là: "Generation Next" (Thế hệ tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp Coca Cola là loại đồ uống cổ lỗ sĩ. Với slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca Cola.
Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc:
Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây dựng một slogan dài dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, ưu việt của sản phẩm. Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan cũ: "Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới" bằng "Khơi nguồn sáng tạo".
Không phản cảm:
Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó là một bộ phận khách hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một slogan gây một ấn tượng không tốt: "Đến chậm gặm xương".
Nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm:
Slogan phải thể hiện được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví như: "Connecting People" (Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia hay "Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu" của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.
Tuy nhiên đó chỉ là những điều kiện cơ bản. Một slogan thành công phải mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của mình. Chẳng hạn, đồ thể thao của tập đoàn Nike được đánh giá là thành công với "Just Do It!" (Hãy làm điều đó!).

Theo TBKTVN

“Nghệ thuật” kiếm lời khủng của Apple

Lợi nhuận mà Apple kiếm được đang không ngừng “phình to” ra và đứng đằng sau đó là cả một bước đi đầy tính toán của gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
“Nghệ thuật” kiếm lời khủng của Apple
Đội ngũ công nhân tại Foxconn và các nhà máy khác ở châu Á đang phải gồng mình lên để theo kịp với lượng cầu dường như là vô độ của thế giới đối với các sản phẩm mang thương hiệu “Quả táo”.
Trên mỗi chiếc iPhone, iPod, iPad và cả laptop Mac luôn có dòng chữ “Được thiết kế bởi Apple tại California. Được lắp ráp tại Trung Quốc”. Bản thân các linh kiện làm nên các sản phẩm của “Quả táo” đến từ hơn 150 công ty rải khắp nơi trên thế giới. Phần lớn các bộ phận ăng-ten, kính, kim loại, cảm biến và nhựa này được sản xuất ở nước ngoài.
Làm thế nào Apple có thể tìm thấy các bộ phận này và sản xuất các sản phẩm của hãng, hoàn toàn ở nước ngoài, là giao thức chuẩn trong lĩnh vực công nghệ. Các công ty điện tử cho biết những nhà máy sản xuất ở châu Á có giá thành phải chăng và linh hoạt hơn các nhà máy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Tuy nhiên, là công ty công nghệ được định giá cao nhất thế giới hiện nay, Apple được nhiều người đánh giá như một mô hình có vai trò quan trong trong kinh doanh. Và sự phụ thuộc của Apple vào nhân công nước ngoài giá rẻ - đặc biệt là tại các nhà máy dưới sự điều hành của Foxconn ở Trung Quốc - gần đây đã nhận được sự “chăm sóc” kỹ lưỡng từ giới báo chí truyền thông như CNN, New York Times…

Foxconn, thuộc sở hữu của tập đoàn Hon Hai Precision Industry, hiện đang phục vụ một loạt những gã khổng lồ công nghệ, bao gồm Apple, Amazon.com, HP, Microsoft…. Thời gian qua, cả Apple và Foxconn đều bị chỉ trích vì để xảy ra một loạt các vụ tự tử của công nhân trong năm 2010 và duy trì các điều kiện lao động mà các nhóm nhân quyền khẳng định là vô nhân đạo.>
Đội ngũ công nhân tại Foxconn và các nhà máy khác ở châu Á đang phải gồng mình lên để theo kịp với lượng cầu dường như vô độ của thế giới đối với các sản phẩm mang thương hiệu “Quả táo”.
Trong suốt 3 tháng cuối năm 2011, Apple đã bán ra được 37 triệu chiếc iPhone, 15,4 triệu chiếc iPad, 15,4 triệu chiếc iPod và 5,2 triệu chiếc máy tính Mac, theo bản báo cáo tài chính mà Apple công bố. Nhờ đó, Apple đã đút túi 46,3 tỷ USD doanh thu và 13,1 tỷ USD lợi nhuận, gấp đôi những gì mà Apple kiếm được trong cùng kỳ năm trước.
Câu hỏi đặt ra là con số lợi nhuận Apple công bố từ đâu đến? Hãy thử lấy điện thoại iPhone làm ví dụ cho câu trả lời. Theo đó, iPhone 4S được bán ra với mức giá 199 USD nếu khách hàng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông trong 2 năm. Nhưng các nhà mạng bao gồm ATT, Sprint Nextel và Verizon Wireless đã trả cho Apple nhiều hơn giá bán của một chiếc điện thoại iPhone 4S để được bán thiết bị này với một mức giá thấp hơn, một quá trình được gọi là trợ giá. Để nhận được một chiếc iPhone miễn hợp đồng sử dụng dịch vụ hoặc đã “mở khóa”(unlock), khách hàng sẽ phải trả cho Apple ít nhất là 649 USD.
Apple biết sử dụng tiềm năng lao động giá rẻ ở châu Á để phát triển những sản phẩm đắt đỏ.
Giá thành của các bộ phận và quá trình sản xuất đối với một chiếc iPhone 4S ước tính vào khoảng 196 USD, theo hãng nghiên cứu IHS iSuppli. Như vậy, Apple đã thu vào ít nhất 453 USD với một chiếc điện thoại miễn hợp đồng sử dụng dịch vụ. Công tác tiếp thị và nghiên cứu có thể ngốn thêm một chút ít tiền trong số này nhưng sẽ chẳng có vấn đề gì to tát cả, Apple đang kiếm được lợi nhuận khá lớn trên mỗi chiếc điện thoại mà họ bán ra, nhà phân tích Tom Dinges của iSuppli nhận định.
Apple hiện có hơn 60.000 nhân viên, phần lớn trong số họ đang làm việc tại các cửa hàng bán lẻ của hãng. Để xây dựng các bộ phận và lắp ráp sản phẩm, Apple đã có một danh sách dài các đối tác. Đó là chiến lược được đánh giá là khôn ngoan của Apple để tránh việc phải phụ thuộc vào bất cứ một nhà sản xuất nào và để có được những thỏa thuận có lợi cho Apple trên mỗi linh kiện từ nhiều công ty cạnh tranh nhau.
Tuy vậy, Apple đang cố gắng để giảm thiểu số lượng các công ty đối tác của hãng, Dinges cho hay. Bằng cách đó, Apple lại nắm trong tay nhiều ảnh hưởng hơn bởi họ là một trong những khách hàng mang lại nguồn thu lớn nhất cho các đối tác. Tất nhiên, bất cứ công ty nào cũng chăm sóc kỹ khách hàng lớn nhất của họ.
Trong một bản báo cáo về chuỗi cung ứng của mình, Apple cho biết 156 công ty chiếm tới 97% số tiền chi cho các linh kiện, việc sản xuất và lắp ráp các sản phẩm. Khi khách hàng là một “đại gia” như Apple thì việc giành được một hợp đồng với gã khổng lồ công nghệ Mỹ này là một sự kiện lớn đối với cả 156 công ty trên.
Được gắn với tên tuổi của Apple đồng nghĩa với việc uy tín của nhà cung ứng tăng lên nhưng Apple là một người đàm phán khôn ngoan từ cách họ phát triển một chiếc iPad cho đến cách họ cho thuê và xây dựng các cửa hàng bán lẻ riêng của mình. Thực tế này buộc các đối tác của Apple gia tăng áp lực lên đội ngũ công nhân và cắt giảm mọi chi phí để tăng lợi nhuận.
Trong một tuyên bố mới đây với CNN, Apple cho biết những kỳ vọng đối với các nhà cung ứng của hãng về hiệu quả công việc không ngừng tăng lên mỗi năm. Apple khẳng định hãng đã tiến hành 229 cuộc kiểm toán các nhà cung ứng hồi năm ngoái và báo cáo kết quả công khai trên mạng.
“Chúng tôi quan tâm đến mọi công nhân trong chuỗi cung ứng của mình trên toàn cầu.”, Apple cho biết “Chúng tôi nhấn mạnh rằng các nhà cung ứng của chúng tôi cung cấp những điều kiện làm việc an toàn, đối đãi công nhân với sự kính trọng và sử dụng các quy trình sản xuất có trách nhiệm với môi trường ở bất cứ nơi nào mà sản phẩm của Apple được sản xuất. Các nhà cung ứng của chúng tôi phải đáp ứng được tất cả những yêu cầu này nếu họ muốn tiếp tục kinh doanh với Apple”.
Theo Dân Trí

Marketing trong thời buổi khó khăn: 5 việc cần tránh

Kinh tế chậm chạp, khó dự đoán, viễn cảnh ảm đạm. Tất cả những từ đó đã được sử dụng để diễn tả bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2008 và thậm chí cả năm 2009. Standard Poor′s tin rằng khó khăn kinh tế toàn cầu do khủng hoảng thị trường bất động sản và giá dầu cao chọc trời sẽ lên đến đỉnh điểm vào đầu năm sau.
Vậy một nhà lãnh đạo có trách nhiệm cần phần phải làm gì? Có lẽ suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến công ty của bạn. Hoặc bạn có thể thấy nó đang tới nhưng không chắc khi nào nó sẽ xảy đến thực sự. Trong cả 2 trường hợp, điều quan trọng nhất là bình tĩnh và không mắc phải những sai lầm thường thấy mà các công ty thường gặp sau đây.
1. Hãy tằn tiện nhưng đừng hoảng hốt
Các nền kinh tế sẽ phải trải qua chu kỳ mở rộng và thu hẹp. Đó là những gì chúng ta được học trong trường (nhưng hồi ấy chả mấy ai thực sự chú tâm). Vấn đề là, sách vở có thể "phán" về chu kỳ kinh tế, nhưng những người kinh doanh thực sự mới là người phải sống qua các thời kỳ khó khăn ấy. Chúng ta hạnh phúc với những khoản thời kỳ tăng trưởng, nhưng thời kỳ thu hẹp thì đầy gian khổ. Nếu bạn thông minh, bạn sẽ xoay sở tốt với sổ sách kế toán và vượt qua khỏi thời kỳ chậm chạp này. Nếu không, ban có thể phải cắt giảm và tiết kiệm. Chú ý chỉ nên cắt "mỡ", tránh cắt vào "cơ" càng ít càng tốt.

2. Marketing là "cơ" không phải "mỡ"
Giống như các nhà đầu tư thông thái coi khi thị trường giảm là cơ hội để mua vào trong khi những người khác đang bán ra, những người làm marketing hiểu biết nhất thì hiểu rằng suy thoái là khoảng thời gian tốt nhất để tăng thị phần. Họ hiểu rằng bằng việc duy trì ngân sách marketing (hoặc thậm chí tăng ngân sách) họ cũng khó có thể trở thành dẫn đầu giữa lúc khó khăn, nhưng họ có thể tăng thêm thị phần và điều này là hết sức có lợi trong dài hạn. Những đồng đôla sử dụng vào việc marketing trong thời kỳ suy thoái giống như oxy trên đỉnh Everest - càng có ít thì giá trị bạn sở hữu càng lớn. Giảm ngân sách marketing là cách chắc chắn nhường sân cho đối thủ, những người có thể lên kế hoạch quyết liệt hơn trong thời kỳ suy thoái.

3. Đừng bị mất tập trung để theo đuổi một thứ không phải là sở trường
Khi khách hàng trở nên lo lắng về nên kinh tế, họ sẽ cắt giảm chi tiêu. Đối với doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là ít giao dịch hơn, mua ít hơn, và có thể cả hai. Nhưng nếu bạn cố gắng mở rộng sản phẩm cốt lõi hoặc có dịch vụ hâp dẫn để làm hài lòng nhiều khách hàng hơn, khả năng là bạn có thể làm cho những khách hàng trung thành của mình trở nên kém thỏa mãn hơn trướng, điều này khiến họ có lý do để tiêu dùng sản phẩm ít đi. Bạn có lý do để không theo đuổi mục tiêu với những nhóm khách hàng nhận định, và đến tận bây giờ lý do đó có lẽ cũng chưa thay đổi. Hãy làm tất cả để bám lấy sản phẩm chủ đạo của bạn và tăng cường giá trị cho những khách hàng tốt nhất.
4. Đừng giảm giáp
Trong thời kỳ suy thoái, bạn thường dễ dàng giảm giá sản phẩm, để giúp thúc đẩy kinh doanh và giúp đỡ khách hàng (vì họ cũng đang gặp khó khăn). Nhưng kể cả gặp những khoảng thời gian khó khăn hay thuận lợi, giảm giá bán sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm trong con mắt khách hàng. Đã có lúc vào những năm 90, khi và Burger King triển khai bán sản phẩm Big Macs và Whoppers rộng rãi cho khách hàng với giá giảm. Điều đó đã khiến họ bị thua lỗ và phải mất mấy năm mới bù lại được. Nếu bạn muốn làm sản phẩm của bạn có giá cả phải chăng hơn, hãy làm thật cẩn thận và thật rõ ràng.

5. Đừng phớt lờ "con voi trong phòng"*
Chúng ta sống trong vòng quay thông tin 24 giờ. Khi tin tức được tung ra, mọi người biết đến nó, và thông tin kinh tế vẫn đường tung ra hàng ngày. Bạn không cần thiết phải là một nhà kinh tế để hiểu rằng môi trường kinh doanh đang không thuận lợi lúc này, và và điều đó được mọi người cảm nhận mỗi khi họ đến cửa hàng tạp hóa hay đi đổ xăng. Thậm chí nếu doanh thu của công ty không tăng và mọi người biết điều đó, họ sẽ lo lắng. Hãy khiến họ hiểu rằng bạn đang điều hành được mọi thứ và đã có kế hoạch rất tốt.
Không có ai nói cho chúng ta biết rằng điều gì đăng nằm ở phía trước trong vài tháng nữa. Chúng ta có thể thoát khỏi khó khăn nhanh chơn mong đợi, hoặc chúng ta sẽ chìm sau trong một hành trình ghập ghềnh kéo dài. Nhưng khách hàng sẽ vẫn cần phải ăn. Họ vẫn cần phải đi lại. Họ vẫn phải tìm các hình thức giải trí, quần áo, kỳ nghỉ, thức ăn nhanh, nước hoa, dụng cụ văn phòng, máy tính chủ, máy móc... Thi thị trường trở nên khó khăn, những người chơi đã định rõ vị trí của mình sẽ tồn tại và phát triển. Hãy tránh những sai lầm trên, bạn sẽ trở thành một trong số đó.

Theo Saga

Quảng cáo trực tuyến: Muốn hút khách, đo kiểm phải tốt

Đo kiểm hiệu quả banner của Sức Sống Mới trên Kênh 14.
Quảng cáo trực tuyến: Muốn hút khách, đo kiểm phải tốt

Để đánh giá hiệu quả một quảng cáo trực tuyến, bạn thường nghĩ tới những tiêu chí nào? Đa số mọi nguời đều tin rằng: hiệu quả quảng cáo tỉ lệ thuận với số liệu về CTR, lượt click, lượt view… Tuy nhiên, liệu những con số trên có hoàn toàn chính xác? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống đo kiểm của nhà cung cấp quảng cáo mà bạn lựa chọn cho chiến dịch của mình.
Được mệnh danh là “vô địch” thế giới về gian lận click (click fraud) năm 2009 - đây có lẽ là danh hiệu chẳng lấy gì làm tự hào của làng quảng cáo trực tuyến Việt Nam. Tuy nhiên, click fraud vốn dĩ là căn bệnh lây lan trên toàn thế giới - không chỉ riêng tại Việt Nam.
Ngoài ra, hiện nay, không ít các nhà cung cấp và doanh nghiệp phải mang tiếng xấu hay đành ngậm ngùi chấp nhận mất tiền oan vì những chiêu bài gian lận quảng cáo trực tuyến. Thậm chí, Google và Yahoo! cũng đã phải đổ hàng triệu USD vào các vụ kiện tụng liên quan đến vấn đề này, cũng như đầu tư để thắt chặt hệ thống đo kiểm của mình.
Theo báo cáo mới đây của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI): vào tháng 11/2011, Mỹ đã buộc tội 6 tin tặc người Estonia và một người Nga liên quan đến gian lận trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Cụ thể nhóm này đã bỏ túi 14 triệu USD “tiền công” khi làm tăng truy cập cho các trang quảng cáo.
Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao khả năng phòng vệ cũng như sức chiến đấu cho hệ thống giám sát và đo kiểm của các nhà cung cấp. Cách thức thì có nhiều: đầu tư phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng chuyên gia phân tích…, điều này phụ thuộc vào nguồn vốn, cách thức, tôn chỉ kinh doanh…của từng nhà cung cấp.
Ví dụ như Google, “người khổng lồ” này chọn cho mình giải pháp: chặt chẽ, kín kẽ và trừng trị thẳng tay. Theo đó, trong năm 2011, Google đã từ chối trên 130 triệu quảng cáo và hơn 800.000 nhà quảng cáo nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Đồng thời, quá trình đánh giá kiểm tra không chỉ được thực hiện bởi hệ thống tự động mà còn được xem xét trực tiếp bằng các chuyên gia của Google.
Tại Việt Nam, quay trở lại năm 2011, khi Admicro tung ra mô hình tự quảng cáo - AdMarket, một số khách hàng đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của số liệu báo cáo. Tuy nhiên, với hệ thống tân tiến kết hợp với giải pháp: mời bên thứ ba tham gia đo kiểm - Admicro đã thực hiện được cam kết của mình với khách hàng. Theo thông tin mới nhất, dòng sản phẩm CPC của nhà cung cấp này luôn cho tốc độ tăng trưởng về quy mô và doanh số 100%/tháng kể từ khi ra mắt 06/2011.
“Giá trị cốt lõi của Admicro là luôn đem lại hiệu quả quảng cáo tốt nhất cho khách hàng. Do đó, với chúng tôi, việc xây dựng hệ thống chống click gian lận thôi - chưa đủ; rộng hơn nữa, đó còn là hệ thống loại bỏ click không hiệu quả. Có thể nói, chính sự minh bạch về số liệu, hiệu quả của click - hệ thống đo kiểm vượt trội là một trong những yếu tố thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của Admicro”, ông Nguyễn Đăng Ngọc, đồng Giám đốc khối Admicro chia sẻ.
Hiện nay, không ít những báo cáo, dự đoán về quảng cáo trực tuyến đã cho thấy bước tiến “chóng mặt” của hình thức này. Để tạo nên đột phá thực sự, niềm tin từ khách hàng là yếu tố sống còn mà các nhà cung cấp quảng cáo không thể bỏ qua. Hình thức ấn tượng - bắt mắt, thông điệp tốt, độ phủ rộng... là chưa đủ; sự chính xác, minh bạch về hiệu quả quảng cáo cũng chính là yếu tố lôi kéo và nhân rộng khách hàng của hình thức quảng cáo này.
Theo VnEconomy