Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Bí quyết xuất sắc của 7-Eleven Nhật trong phát triển sản phẩm mới


Bí quyết xuất sắc của 7-Eleven Nhật trong phát triển sản phẩm mới1. Nhận thức nhanh khuynh hướng xem trọng giá trị hàng hóa
Sau sự sụp đổ của hệ thống kinh tế bong bóng, nhiều khu vực kỹ nghệ bán lẻ đã không thể lường trước được tính chính xác sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng.
Suốt trong giai đoạn kinh tế này, người tiêu dùng đã tìm kiểm sản phẩm giá rẻ hơn là quan tâm đến chất lượng. Rồi sau đó là thời gian hoàn thành thuận lợi, xu hướng của người tiêu dùng là mua những loại sản phẩm rẻ hơn, dùng một thời gian ngắn, rồi bỏ và thay thế. Các cửa hàng bán đồ nam giá hạ đã rất phổ biến và điều này tiêu biểu cho giá hơn là chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, năm 1990, thị hiếu của người tiêu dùng đã bắt đầu thay đổi và họ đã bắt đầu đặt nặng hơn đến giá trị đồng tiền vì thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm hoặc trì trệ. Người tiêu dùng bắt đầu mua sắm thận trọng hơn và chọn lựa sản phẩm dựa vào giá trị và chất lượng hơn là chỉ dựa vào giá bán. Cho nên, số lượng các mặt hàng bán giá cao đã trải qua sự gia tăng hạn chế. Các siêu thị không nắm bắt được sự thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng theo khuynh hướng tăng chất lượng đã đối đầu với doanh số bán ra thấp. Việc này là do họ đã quen với chiến lược bán hàng giá hời đã quá phổ biến trong suốt thời kỳ kinh tế bong bóng. 7-Eleven Nhật đã nhanh chóng nhận ra sự có mặt của khuynh hướng xem trọng giá trị hàng hóa này và đã lựa chọn chính xác sản phẩm và số lượng để bán tại mỗi cửa hàng. Như thế, 7-Eleven Nhật đã thích nghi với sự thay đổi theo thời bằng cách cung cấp những sản phẩm giá trị cao và chất lượng tốt hơn cho khách hàng.
7-Eleven Nhật đã lưu ý đến sự thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng trước các đối thủ cạnh tranh như thế nào? Câu trả lời là 7-Eleven Nhật đã có hầu hết những hệ thống thông tin tiên tiến trong kỹ nghệ bán lẻ và theo dõi chặt chẽ sự thay đổi cảm nghĩ của khách hàng bằng cách sử dụng hệ thống POS trong phân tích thời hạn. 7-Eleven Nhật cũng có một không khí tổ chức cho phép nó nắm bắt và biến sự thay đổi này thành cơ hội kinh doanh, một sự đáp ứng nhanh cho sự thay đổi thời cuộc.

2. Cơm trưa hộp (Lunch box) – sản phẩm chiến lược quan trọng của 7-Eleven Nhật
Cơm trưa hộp là sản phẩm rất chiến lược cho tất cả các cửa hàng tiện lợi, vì mỗi cửa hàng tiện lợi có thể dễ dàng phân biệt chính nó với những đối thủ cạnh tranh trong trận chiến thu hút khách hàng nhiều hơn. Theo thống kê của MCR, thức ăn nhanh (cơm trưa hộp, sandwich) chiếm 16.5% của tổng doanh thu cửa hàng tiện lợi trong năm 1996 và tỷ lệ phần trăm này đang gia tăng đều đặn. 7-Eleven Nhật đã bán hơn 200 triệu phần cơm trưa hộp hàng năm.


Cơm trưa hộp (lunch box) luôn là sản phẩm chiến lược của 7-Eleven. Ảnh: Internet
7-Eleven Nhật không sở hữu các tiện nghi sản xuất của riêng mình mà chỉ có chính sách hình thành sự phát triển chung với các nhà cung cấp. 7-Eleven Nhật có một sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các nhà cung cấp trong việc hướng dẫn họ sản xuất ra những sản phẩm gì. Hình thức này được gọi là liên minh giữa sản xuất và các hệ thống bán hàng. Vì hầu hết các nhà cung cấp là vừa và nhỏ, chỉ có một vài nhà cung cấp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của 7-Eleven Nhật mà thôi. Vì thế, các nhà cung cấp phải tổ chức thành Hiệp hội Hợp tác xã Thức ăn ngon Nhật để các nhà cung cấp có thể cùng vật lộn với những vấn đề then chốt về cải tiến các phương tiện sản xuất, kiểm soát chất lượng và phân phối. Thoạt tiên, các nhà cung cấp chống lại việc tiết lộ bí quyết của họ với các đối thủ cạnh tranh khác, nhưng sau đó họ đồng ý hợp tác với nhau. Kết quả, các nhà cung cấp được hưởng lợi từ những sản phẩm của họ đang được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng của 7-Eleven Nhật.

3. Cùng phát triển với các nhà sản xuất, 7-Eleven Nhật đóng vai trò lãnh đạo
7-Eleven Nhật cũng phát triển chung những sản phẩm mới với những nhà sản xuất thực phẩm lớn. Phương pháp này gọi là cùng phát triển. Cùng phát triển có vài thuận lợi lớn cho 7-Eleven Nhật và các nhà cung cấp là:
Sản phẩm của các nhà sản xuất được bán rộng rãi trong gần 7000 cửa hàng trên toàn nước Nhật.
 Thành quả tiếp thị sản phẩm có được nhờ sử dụng hệ thống tính tiền ( POS).
 Những dữ liệu chủ yếu về khách hàng và thị trường không thể thiếu cho sự phát triển sản phẩm của họ trong tương lai có thể tìm kiếm được.
 Đồng thời, những thuận lợi mà 7-Eleven Nhật được hưởng là:
Trong một khoảng thời gian, 7-Eleven Nhật có thể bán những sản phẩm mới phát triển này trên cơ sở độc quyền, tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
 Giành được thông tin từ các nhà sản xuất trước các đối thủ cạnh tranh khác.

Hệ thống thông tin POS sẵn có từ 7-Eleven Nhật là kiến thức mà các nhà sản xuất muốn có được bằng mọi giá. Ảnh: Internet

Điểm đáng chú ý nhất là phương pháp cùng phát triển được thực hiện dưới sự lãnh đạo của 7-Eleven Nhật. Vì thế, hầu hết các nhà sản xuất không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Đôi khi sở thích của người tiêu thụ thay đổi nhanh chóng, đó là do sản phẩm độc quyền được phát triển bởi các nhà sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để phát triển được những sản phẩm bán chạy, thông tin tiêu dùng hạn định là hoàn toàn không thể thiếu và các nhà sản xuất khó có được những dữ liệu này. Để có được chúng, hệ thống thông tin POS sẵn có từ 7-Eleven Nhật là kiến thức mà các nhà sản xuất muốn có được bằng mọi giá. Đây chính là lý do giải thích tại sao 7-Eleven Nhật có thể giữ vị trí dẫn đầu trong phương pháp cùng phát triển. Nó là một biểu tượng của thời buổi thay đổi nhanh mà hệ thống thông tin POS đã tạo ra một sự đảo lộn trong mối quan hệ lấn át trước nhà sản xuất.

Hoàng Oanh (Tổng Hợp)
www.nhuongquyenvietnam.com

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Câu khách bằng mác sao Việt

Vòng cổ Hà Hồ, jumpsuit Ngọc Trinh, belt Hà Tăng.., không ít chủ kinh doanh chọn gắn tên tuổi ca sĩ, người mẫu, diễn viên nổi tiếng lên những bộ cánh, phụ kiện thời trang để thu hút khách.
Trên các website kinh doanh online, tên tuổi nhiều ca sĩ, người mẫu, diễn viên xuất hiện gắn liền với một sản phẩm thời trang như váy Ngọc Trinh, vòng cổ, vòng tay Hồ Ngọc Hà, đai lưng kim loại Tăng Thanh Hà... Cách gọi như vậy bởi hàng hóa có mẫu mã giống với hình ảnh bộ cánh, phụ kiện mà những người nổi tiếng đã sử dụng. Những bộ cánh, phụ kiện mang tên sao Việt có giá từ vài trăm nghìn đồng đến hơn một triệu đồng, thậm chí cả chục triệu đồng, tùy theo chất lượng.
Áp dụng cách kinh doanh trên, Nguyễn Phương Thu (Lê Thanh Nghị, Hà Nội) cho biết chuyện buôn bán khá thuận lợi. Có mối hàng bên Quảng Châu, Trung Quốc, Thu chỉ việc săn ảnh người mẫu, diễn viên nổi tiếng trên mạng sau mỗi sự kiện và chọn nhập sản phẩm. Trung bình một ngày, Thu bán được 2-3 bộ váy, 5-7 loại phụ kiện bao gồm cả túi xách, mũ, dây lưng, vòng tay, kẹp tóc...
Thu tâm sự, tên tuổi của giới showbiz giúp việc tiêu thụ hàng dễ dàng hơn. Bởi người của công chúng thường có lượng fan hâm mộ hùng hậu, khách hàng của Thu theo đó cũng khá dồi dào. Ngoài ra, đa phần sản phẩm ca sĩ, diễn viên nổi tiếng chọn dùng đều đạt chuẩn về mẫu mã nên ai cũng thích mua.
Thẳng thắn cho biết những mặt hàng mình bán đều là đồ fake song Thu cho rằng điều đó không quan trọng. Theo cô, với mức giá chỉ vài trăm nghìn đồng, khó có khách hàng nào tin rằng đó là sản phẩm mà sao đã sử dụng. "Quan trọng mẫu mã đẹp và giống với thần tượng nên họ chọn. Nếu ưu tiên chất lượng, khách đã xài hàng hiệu", Thu nói.
Cũng buôn giày dép, túi xách Quảng Châu với những mẫu mã giống hệt đồ mà sao Việt đã dùng, anh Tô Quốc Thắng (Phan Đình Phùng, Hà Nội) cho biết, công nghệ "bắt chước" từ chủ mối buôn khá nhanh nên nguồn hàng của anh luôn dồi dào, đảm bảo theo kịp thị trường.
Song giới showbiz luôn luôn thay đổi hình ảnh, style nên anh Thắng từng gặp không ít khó khăn trong việc nhập và tiêu thụ hàng. "Mỗi lần họ xuất hiện là bộ cánh mới, xu hướng mới, nhiều sản phẩm vừa lấy về tuần trước, tuần này đã lỗi mốt. Buôn bán tính toán không khéo cũng dễ tồn kho, hụt vốn", anh Thắng nói.
Bạn thân của một nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng cho biết, qua các trang mạng xã hội và Internet, sao Việt có biết việc tên tuổi của mình bị lạm dụng, gắn mác trên những sản phẩm thời trang. Tuy nhiên, chưa bao giờ anh thấy người đẹp phàn nàn về điều này. "Phụ kiện không làm nên giá trị con người nên nếu có người hiểu nhầm nữ diễn viên dùng đồ rẻ tiền hoặc đụng hàng cũng không quan trọng. Tôi chưa bao giờ thấy cô ấy phiền lòng về chuyện đó", anh nói.
Trong khi đó, quản lý của một ca sĩ nổi tiếng lại cho biết, cả anh và cô đều rất khó chịu khi thấy tên tuổi bị gắn mác tràn lan. Bởi không ít mẫu mã, phong cách trong đó, họ đã phải đầu tư những khoản tiền rất lớn, đặt thiết kế riêng. Nhưng chỉ sau một sự kiện, vài tấm hình được tung ra, thị trường ngay lập tức tràn ngập những sản phẩm có kiểu dáng tương tự.
Theo quan sát của anh, quần áo, phụ kiện được gắn mác người nổi tiếng thường có giá rất rẻ so với đồ xịn nhưng lại quá đắt nếu là hàng nhái. "Tưởng đúng là hàng mà thần tượng đã dùng, khách mua về sẽ thất vọng khi phát hiện chất lượng không tốt. Vấn đề bản quyền thiết kế không được tôn trọng. Đó cũng là một trong những lý do mà ca sĩ, người mẫu luôn phải đầu tư style mới mỗi khi xuất hiện", vị này cho hay.
Ông Lê Tấn Đạt, Giám đốc điều hành của Công ty Sáng tạo Quảng cáo NEO cho rằng, việc mượn tên tuổi của người nổi tiếng để bán hàng rất thông minh nhưng chỉ áp dụng với kinh doanh nhỏ lẻ. "Cách làm đó tuy không hay lắm nhưng chọn đi trên vai của những người khổng lồ sẽ mang lại hiệu quả nhanh", ông nói.
Tuy nhiên, ông Đạt nhấn mạnh, việc sử dụng nhãn hiệu chứ không phải thương hiệu luôn tiềm ẩn may rủi. Bởi khi gắn liền với tên tuổi người nổi tiếng, sản phẩm đó sẽ chịu tác động rất lớn từ hình ảnh, chuyện đời sống riêng tư của ca sĩ, diễn viên... đó. "Mác người nổi tiếng rất hút khách, trước hết là fan của họ, kế đến là người tiêu dùng ai cũng muốn đẹp như sao. Nhưng khi có sự cố, scandal, những sản phẩm đó cũng rất có thể bị tẩy chay", ông Lê Tấn Đạt nói.

Theo vnexpress
Các tin cũ hơn:

Miếng bánh mới của Kinh Đô 

Các siêu thương hiệu Nhật Bản đa dạng hóa – hơn một cái tên 

Cuộc "cách mạng" trên phân khúc sedan cỡ lớn 

Muốn tiết kiệm? hãy tạo khách hàng trung thành 

Đo độ giàu của các sếp Facebook sau IPO 

Lãnh đạo hướng nội: Họ là ai? 

Đế chế triệu đô của ca sỹ tuổi teen Justin Bieber đã được tạo ra như thế nào? 

Bán thương hiệu cho nước ngoài: những bài học đắt giá 

Chuyển đổi mô hình kinh doanh: Từ Wal-mart đến chuyện của Big C và Masan ở Việt Nam 

Những bài học kinh doanh quý báu rút ra từ thảm hoạ Titanic 

Nokia phải làm gì để cứu lại thời huy hoàng đang dần tắt? 

Hé lộ vũ khí công phá Việt Nam thứ 4 của ông trùm clone Rocket Internet 

Cách sử dụng Bản đồ chiến lược - "Vũ khí" lợi hại để đoán trước nước cờ của đối thủ 

Thành công đỉnh cao với kinh doanh salon tóc 

Vì sao Highlands Coffee thâu tóm Phở 24? 

Mạnh chân 'nhảy' qua vực phá sản từ ý tưởng thương lượng chi phí 

Michael Portman _Anh thợ cạo tạo nên thương hiệu chăm sóc tóc toàn cầu bằng... âm nhạc và bia 

Bao bì thương hiệu: Giải mã cuộc chiến trên kệ hàng 

Thuật bán xe 

Lãi lớn với dịch vụ chăm sóc người già 

Định vị ở thị trường ngách - 3 lý do để các công ty nhỏ qua mặt các công ty lớn…

Định vị ở thị trường ngách - 3 lý do để các công ty nhỏ qua mặt các công ty lớn…Khi sở hữu một định vị khác biệt hay một thị trường hẹp, hay tạo nên một ngách mới của thị trường đã có, bạn có thể sẽ tận dụng nhanh chóng cơ hội đó để tồn tại và thành công.
Những đề nghị mà bạn cung cấp sẽ đáp ứng được nhu cầu thật sự cho chỉ một nhóm người trong thị trường một cách tốt nhất, khác xa hẳn so với việc bạn đáp ứng được cho tất cả mọi người nhưng không có gì đặc biệt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn.
Khi một công ty hay một cá nhân bỏ tiền của vào hoạt động đầu tư, họ thường không thích đầu tư vào một lĩnh vực quá nhỏ bé trong một thị trường hẹp, hay nói cách khác là thị trường đó không đủ hấp dẫn họ trong việc lựa chọn đầu tư và kinh doanh.
Sự thật là, phần lớn các công ty cảm thấy thoải mái hơn khi cố gắng định vị thị trường mở rộng cho họ, và do đó họ chỉ cần phải giành lấy thị phần một cách khiêm tốn để tạo được lợi nhuận (“tất cả điều chúng ta cần là 5% thị trường ! vì vậy không cần thiết phải đầu tư vào quảng cáo!”)
Điều họ không nhận ra là đôi khi việc giành lấy một thị phần nhỏ bé trong một thị trường rộng lớn còn khó khăn hơn là tạo ra một thị trường mới, nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Chiến lược “chiến tranh chính diện” đã cố tình phớt lờ đi rằng thị trường có sẵn đang có hàng trăm đối thủ cạnh tranh đang giành giật nhau từng miếng nhỏ của chiếc bánh thị phần, và hầu như bọn họ không có nhiều điểm khác biệt mà chỉ xoay quanh những định vị thông dụng như “nhà cung cấp giá rẻ” hay “dịch vụ tuyệt vời”, và nhiều định vị tương tự khác…
Khi sở hữu một định vị khác biệt hay một thị trường hẹp, hay tạo nên một ngách mới của thị trường đã có, bạn có thể sẽ tận dụng nhanh chóng cơ hội đó để tồn tại và thành công. Những đề nghị mà bạn cung cấp sẽ đáp ứng được nhu cầu thật sự cho chỉ một nhóm người trong thị trường một cách tốt nhất, khác xa hẳn so với việc bạn đáp ứng được cho tất cả mọi người nhưng không có gì đặc biệt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn.
Vì vậy khi công ty của bạn bị lôi cuốn bởi việc cung cấp  một sản phẩm / dịch vụ đáp ứng được tất cả mọi người trong thị trường mục tiêu của mình, hãy nghĩ đến thị trường ngách với 3 lý do hấp dẫn sau
Bạn dễ dàng hơn trong việc tạo sức thuyết phục
Một định vị tốt hướng vào một thị trường hẹp sẽ dễ dàng giúp bạn gây được ấn tượng sâu đậm trong thị trường đó. Nó giúp bạn hoạt động kinh doanh với hình ảnh nhận diện tốt, đem đến cho khách hàng tiềm năng của bạn và những khách hàng mới lý do thiết thực để lựa chọn bạn.
Một ví dụ, khi bạn là một người kinh doanh bất động sản, bạn có thể chiếm lĩnh lấy phân khúc những người mới mua nhà. Có thể những người lớn tuổi đã từng mua bán nhà trước đây từ chối định vị của bạn, nhưng điều đó vẫn tốt. Những cặp mới cưới sẽ nghe và quan tâm đến thông điệp bạn đưa ra và sẽ dễ lựa chọn bạn vì đề nghị của bạn đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu của họ.
Bằng cách này, một chiến lược nép góc sẽ giúp một nhóm người mà bạn lựa chọn làm mục tiêu sẽ có nhiều lý do hơn để lựa chọn bạn. Vì nếu như bạn đưa ra những lý do chung chung cho bất kì ai thì họ cũng không có một lý do đủ lớn để lựa chọn bạn hoặc có thể không có lý do nào cả.
Việc tạo ra một dấu ấn trong thị trường của bạn thông qua chiến lược nép góc cũng có thể tạo cho bạn một khoản lợi nhuận ngay từ ngày đầu trong hoạt động kinh doanh, một yếu tố quan trọng đối với việc tồn tại lâu dài của bạn. Rất nhiều thất bại trong kinh doanh do không nhìn vào sự thật khi dự báo doanh số - doanh thu từ sớm đôi khi sẽ quan trọng hơn so với doanh thu trong tương lai, phụ thuộc vào dòng tiền mặt của bạn trong vài tháng đầu tiên mà bạn đầu tư (hoặc do chi phí mở văn phòng của bạn). Và trong mọi trường hợp, thu được ít nhiều lợi nhuận ngay từ đầu cuộc chơi thì không bao giờ là một ý kiến tồi.

Xu hướng mới của thị trường quảng cáo

Xu hướng mới của thị trường quảng cáoDoanh thu toàn thị trường quảng cáo năm 2011 vẫn tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng này gắn liền với những biến động của doanh nghiệp và chịu sự tác động của các xu hướng truyền thông mới.
Doanh thu toàn thị trường quảng cáo ở Việt Nam năm 2011 tăng trưởng khoảng 15%, ước đạt 1,2 tỉ USD. Mức tăng này thấp hơn mức trung bình 25 – 30%/năm của toàn ngành trong nhiều năm liền. Dù tăng nhưng xem như âm nếu so với lạm phát. Thường ở các quý đầu năm thị trường trầm lắng, thì quảng cáo quý 1 năm nay đã có sự khởi động tốt hơn so với hai quý cùng kỳ 2011 và 2010.

Sở dĩ có mức tăng trưởng như vậy là nhờ vào sự ổn định của các công ty dẫn đầu các ngành hàng tiêu dùng lớn như thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, hàng điện tử điện máy…

Doanh thu toàn thị trường dù không giảm nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh liên quan rơi vào khó khăn, bởi những năm qua số đầu báo phát hành và số kênh truyền hình đã tăng đến 20% hàng năm, lại cạnh tranh trên cùng một miếng bánh thị trường mà doanh thu tăng rất yếu.

Trong khi truyền hình nắm giữ 80% thị phần quảng cáo nhiều năm liền và vẫn tiếp tục tăng trưởng, các phiên bản báo điện tử và các loại hình trực tuyến đang bứt phá, thì báo in chựng lại và phát thanh suy giảm mạnh. Ông Warwick Olds, giám đốc chiến lược toàn vùng châu Á tập đoàn Riverorchid, cho rằng thị trường quảng cáo truyền thông sẽ không suy giảm, một vài mảng bị thu hẹp thậm chí biến mất, nhưng những mảng khác vẫn phát triển nhanh chóng. Ông Warwick nói: “Tôi nghĩ đó là sự đổi thay và tiến hoá hơn là sự suy tàn”.

Theo ông Warwick, các nhà làm truyền thông hiện nay cần nhắm đến những ý tưởng mới và có sức gắn kết cao. Xu hướng khá rõ sắp tới là sự phân nhánh tập trung vào lĩnh vực chuyên biệt. Kế đến là sự chuyển dịch từ truyền thông một chiều (monologue) sang nhiều chiều (dialogue). Truyền thông thương hiệu đa chiều không chỉ giữa thương hiệu và người tiêu dùng, mà còn giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Thị trường cũng sẽ chứng kiến sự bùng nổ của truyền thông số (digital), dẫn đầu là truyền thông xã hội (social). “Đó chính là những thách thức lớn nhất cho người làm truyền thông hiện nay”.

Tương tự, theo bà Vũ Kim Oanh, giám đốc công ty truyền thông Fifth Media (Hong Kong), nếu như vài năm trước mô hình số chủ yếu là quảng cáo hiển thị và tập trung vào vài trang báo có lượng truy cập cao, thì khoảng một năm nay đã mở rộng sang mạng xã hội với Facebook, các diễn đàn, công cụ tìm kiếm như Google... Bà Oanh nói: “Điều này cho thấy các doanh nghiệp bắt đầu hiểu được giá trị cộng đồng, thúc đẩy phân khúc này tăng trưởng về quy mô và đa dạng loại hình”.

Doanh số quảng cáo trực tuyến năm 2011 đạt 35 triệu USD, dự báo tăng lên 60 triệu năm nay và 100 triệu USD năm 2013. Con số hiện còn nhỏ, nhưng từ khoảng 1%/năm đã tăng nhanh để chiếm 3 – 5% thị trường. Dự báo mức tăng nhiều năm liền sẽ đạt 50 – 100% mỗi năm và lấn vào các phân khúc truyền thống. Hiện chi phí quảng cáo trên mạng trung bình bằng 1/10 trên truyền hình và khoảng 1/4 trên báo giấy. Các loại hình chi phí thấp gặp thuận lợi hơn vì khi kinh tế khó khăn.

Theo bà Oanh, thậm chí quảng cáo phát triển trên các trang blog riêng, nơi kết nối các blogger và dựa vào sức ảnh hưởng của các cá nhân để làm truyền thông. Dự báo từ cuối năm nay quảng cáo trên điện thoại sẽ bứt lên, bởi nhiều công ty đang hướng đến mobile marketing dựa vào tốc độ tăng trưởng mạnh của người dùng và sẽ vượt qua môi trường internet...

TUYẾT ÂN
Theo SGTT
Các tin cũ hơn:

Xử lý khủng hoảng, chuyện cây đàn guitar gãy và KFC 

Lòng tham hay khe hở quản lý? 

Những kẻ thù giấu mặt khi quản trị nhân sự 

Các sếp ngân hàng phân chia lại ghế lãnh đạo 

Bí quyết chuyển giao cơ nghiệp 

Yếu tố con người trong chiến lược thay đổi 

Quản trị doanh nghiệp thời biến động kinh tế 

Ồ ạt đầu tư bán lẻ: Cờ cao hay mạo hiểm? 

Những kẻ đã ‘đánh rơi’ hàng triệu đô-la do sớm từ bỏ công việc ở những công ty tỷ đô 

“Bơm” hàng Việt cho hệ thống bán lẻ 

Nhà quản trị John Sculley: Doanh nghiệp lớn, nhỏ đều phải biết thích nghi 

10 sai lầm tiền bạc mà ai cũng mắc phải 

Những con số ấn tượng của "ông vua nước chấm" Masan Consumer 

Thời của siêu thị 

CEO bán hàng đa cấp kiếm mỗi năm gần trăm triệu USD 

Phát triển kênh bán hàng từ nguồn giới thiệu 

Diet Coke và hình ảnh 'thời trang cao cấp' của thương hiệu Coca-Cola 

Những câu nói tối kỵ trong bán hàng 

Doanh nghiệp biết gì về khách hàng trung thành? 

10 đại gia “nuốt trọn” những thứ bạn mua mỗi ngày 

Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn?


- Tổ chức giao tiếp
- Giao tiếp qua ngôn ngữ
- Giao tiếp bằng cử chỉ
- Giao tiếp trong xung đột
Giao tiếp là cách thức truyền đạt thông tin giữa những cá thế khác nhau trong cùng một xã hội. Tuy nhiên, giao tiếp không hề đơn giản, thay vào đó là một nghệ thuật đòi hỏi con người phải có những kĩ năng được trau dồi cẩn thận. Vậy những phương thức nào giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả?
Trong giao tiếp, có nhiều con đường để truyền đạt thông tin:
- Giao tiếp bằng lời thông qua: âm thanh, ngôn ngữ.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: quá trình giao tiếp thông qua việc gửi và nhận thông tin không lời giữa con người. Thông tin có thể được truyền đạt thông qua cử chỉ và cảm ứng, ngôn ngữ cơ thể hoặc tư thế, biểu hiện trên khuôn mặt và tiếp xúc bằng mắt . Thêm vào đó, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng bao gồm việc truyền đạt thông tin qua hình ảnh và viết văn bản.
Dù là ở phương thức truyền đạt thông tin nào, con người cũng phải tìm hiểu, lựa chọn cách truyền đạt ý nghĩ, cảm xúc, mục đích lời nói một cách chính xác, mang lại lợi ích. Vì vậy, đối với những ai gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc muốn bồi đắp thêm kĩ năng, chúng ta có thể tham khảo một số biện pháp giúp giao tiếp hiệu quả sau:
1.Tạo môi trường phù hợp
- Chọn thời điểm thích hợp
Thời điểm để truyền đạt thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc người nghe có tiếp nhận hay không, và đồng thời đánh giá tính hiệu quả trong trong những thông tin bạn cung cấp. Cụ thể, bạn không thể bàn luận bản báo cáo, tin tức tài chính, hay số liệu chứng khoán trong khi người nghe đang hoàn toàn mệt mỏi, cần sự nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Hoặc dễ hiểu hơn, chúng ta không thể đòi hỏi những yêu cầu cho bản thân khi người tiếp nhận thông tin đang trong tình trạng bức bối, khó chịu.
- Chọn địa điểm phù hợp
Yếu tố lựa chọn địa điểm để truyền tải thông tin chiếm phần trăm không nhỏ trong sự thành công của người nói. Có một số vấn đề, bạn không thể nói cho người nghe tại nơi công cộng đông người, mà nên nói ở những nơi riêng tư để thuận tiện cho quá trình đối thoại hai chiều diễn ra thuận lợi. Ví dụ khi bạn đuổi việc nhân viên, thông báo những tin tức xấu trong đó người nghe bị ảnh hưởng hoặc bạn chia tay người yêu , v.v. Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn khi truyền tải thông tin, giúp bạn tránh gây tổn thương đến đối phương_ đối tượng trực tiếp đón nhận những thông tin đó và họ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.
- Tránh những yếu tố tác động gây phiền nhiễu
Trong cuộc đối thoại giữa bạn và người nghe, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sự truyền tải thông tin cụ thể đó là sự ồn ào, âm thanh lớn gây khó khăn trong việc lắng nghe. Điều này cũng giải thích tại sao phải để điện thoại im lặng trong cuộc họp, hội thảo hay rạp chiều phim. Nếu để sự tác động phiền nhiễu này gây ảnh hưởng, thì chất lượng và nội dung của những thông tin bạn cần truyền đạt sẽ không chính xác và thiếu sót.
2.Biết cách tổ chức sự giao tiếp
- Tổng hợp những thông tin cần truyền đạt một cách có tổ chức
Bạn nên sắp xếp những thông tin theo trình tự logic phù hợp để khi đối phương lắng nghe có thể hiểu chính xác mục đích bạn cần nói tới. Không những vậy, việc này sẽ giúp bạn không bị quên những điểm quan trọng và mấu chốt trong thông tin khi trình bày một vấn đề phức tạp. Ví dụ, khi một người diễn thuyết thảo luận đề tài bất kì nào đó, họ thường mang theo những tờ giấy ghi chú gồm những điểm quan trọng, sắp xếp chúng theo từng bước trình tự đã chuẩn bị sẵn để tránh truyền đạt thông tin thiếu sót.
- Thông tin cần truyền đạt cần rõ ràng
Mục đích khi bạn giao tiếp là để trao đổi ý kiến, chia sẻ ý nghĩa hay thông cáo vấn đề bạn cần truyền tải. Vì vậy, bạn không nên tạo sự mập mờ khó hiểu để người nghe cảm thấy phức tạp, khó khăn khi tiếp cận những điều bạn cần nói. Hãy tạo sự rõ ràng để đối tượng lắng nghe cảm thấy thoải mái và dễ dàng đón nhận thông tin một cách hiệu quả.
- Luôn đặt trọng tâm vào vấn đề muốn nói tới
Khi bạn thảo luận về một đề tài nào đó, luôn có sự tranh luận ý kiến giữa bạn và người nghe. Có người đồng tình với quan điểm của bạn những cũng có người phản bác lại với những lập luận có thể khiến bạn lung lay. Tuy nhiện, bạn phải cố gắn giữ cân bằng, đứng trên lập trường của bản thân, bảo về chủ đề bạn cần truyền đạt, tạo nên điểm nhấn trong quan điểm vấn đề chính mà bạn đang nói tới. Nếu nhưng bạn bỏ dở giữa chừng, thay đổi luận điểm thì các vấn đề bạn truyền tải sẽ không ăn khớp, rời rạc khiến người nghe không hiểu được mục đích bạn muốn nói là gì.
- Nói lời cảm ơn đến người lắng nghe bạn
Dù là ở hoàn cảnh nào, khi bạn trình bày vấn đề, bạn nên gửi lời cảm ơn đến những người lắng nghe. Bởi họ đã dành thời gian suy nghĩ, tìm hiểu về những quan điểm bạn trình bày. Đôi khi bạn phải đối mặt với sự phản bác, những quan điểm không đồng tình khiến bạn tức giận hay khó chịu , nhưng bạn vẫn nên cảm ơn họ. Vì bạn sẽ thể hiện được sự tôn trọng của mình đối với khác, chứng minh cho mọi người thấy bạn cũng là người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến. Như vậy, bạn sẽ gây được thiện cảm trong giao tiếp xã hội.
3.Giao tiếp qua cách nói
- Tạo ấn tương tốt
Trước khi vào cuộc thảo luận, bạn nên thiết lập mối quan hệ hoặc gây ấn tượng tốt đối với người bạn muốn truyền đạt thông tin. Điều này giúp bạn gây được cảm tính khiến người ta có trạng thái vui vẻ, hào hững và nhiệt tính khi lắng nghe. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ những sở thích chung, hỏi han về công việc gia đình, khen ngợi vẻ bề ngoài hay trang phục của họ.
- Sử dụng ngôn từ đúng cách
Tùy thuộc vào đối tượng bạn truyền đạt thông tin, hãy biết cách lựa chọn ngôn từ sử dụng. Có những từ ngữ mang ý nghĩa sâu xa, phức tạp đòi hỏi người nghe phải có trình độ nhất định mới hiểu được. Vì vậy, hãy dùng những từ ngữ mang tính rõ ràng, chính xác để người nghe không hiểu lầm, không khó khăn trong việc đoán nghĩa, tạo nên thành công trong giao tiếp truyền tải thông tin.
- Loại bỏ thói quen lầm bầm
Việc bạn nói lầm bầm khi giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ gây nên sự thiếu thiện cảm. Người ta sẽ không hiểu bạn đang nói gì, tiêu cực hơn họ có thể hiểu lầm bạn đang nói những điều ác ý, không đồng tình với quan điểm của họ. Hơn nữa, giao tiếp là sự truyền đạt thông tin giữa hai hay nhiều người, vì vậy bạn cần phải phát biểu, nói lên suy nghĩ ý kiến với người khác, để họ có thể hiểu được mục đích bạn bạn muốn nói tới. Qua đó, bạn sẽ tạo nên được sự tự tin trong giao tiếp.
- Biết lắng nghe đối phương
Giao tiếp là quan hệ hai chiều giữa người nói và người lắng nghe. Hãy trở thành người lắng nghe theo đúng cách, để hiểu được quan điểm và tôn trọng đối phương. Điều đó rất quan trọng khi bạn trình bày, biểu đạt ý kiến của bản thân. Biết lắng nghe người khác thì người khác mới lắng nghe mình.
- Sử dụng giọng điệu phù hợp
Giọng điệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thiện cảm của người nghe. Bạn không thể quát tháo, dùng những âm vực gây chói tai, để truyền đạt thông tin. Hay quá nhỏ nhẹ, thì thầm, trong việc tranh luận vấn đề gay gắt nào đó. Lựa chọn giọng điệu phù hợp giúp tăng sức thuyết phục trong giao tiếp.
4. Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể
- Nhận biết sự kết nối
Trong đám đông, bạn không đảm bảo rằng bạn quen biết hết mọi người. Tuy nhiên, khi một người nào đó kết nối giao tiếp với bạn đơn giản qua cách chào hỏi như gật đầu hoặc mỉm cười. Lúc đó, bạn không nên quá bất ngờ, mà phản ứng bình tĩnh đáp lại sự kết nối ấy. Có thể đó là mối quan hệ tiềm năng trong tương lai.
- Sự dụng biểu cảm qua khuôn mặt
Việc biểu lộ cảm xúc qua khuôn mặt thể hiện thái độ, tình cảm khi bạn giao tiếp. Mỗi trường hợp hoàn cảnh khác nhau, bạn luôn phải biết cách kiềm chế, che giấu những biểu cảm tiêu cực bên trong tránh gây mất hòa khí hay phảm cảm giữa cuộc đối thoại. Ngoài ra, khi bạn bộc lộ sự nhiệt tình được thông qua nét mặt, bạn sẽ khiến người nói hoặc người nghe có được sự thoải mái, đồng tình và hào hứng với chủ đề bàn luận.
- Giao tiếp qua ánh mắt
Giao tiếp qua ánh mắt trong cuộc đối thoại chia sẻ thông tin là một yếu tố không thể thiếu. Thay vào đối tượng đang lắng nghe thông tin truyền đạt, bạn lại nhìn vào người hoặc vật thể khác thì cuộc nói chuyện này sẽ không thể tiếp diện. Người nghe sẽ không biết mục tiêu, người bạn cần nói là ai cũng như không thấy được thái độ tôn trọng của bạn. Dĩ nhiên, bạn không nên chăm chăm nhìn thẳng vào mắt của đối phương, tùy từng trường hợp sẽ gây nên tác động tiêu cực. Bạn có thể nhìn vào sống mũi của họ hoặc thỉnh thoảng lướt qua cặp mắt như thế sẽ có lợi hơn.
- Biết dừng đúng lúc để nhấn trọng tâm vấn đề
Trong một bài diễn thuyết hoặc chủ đề thảo luận với nội dung dài. Bạn không nên thao thao bất tuyệt đọc liền một mạch thay vào đó nên dừng vào những trọng tâm để nhấn mạnh. Qua đó, người nghe cũng sẽ không cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi.
- Dùng cử chỉ bằng tay đúng cách
Trong giao tiếp, ngôn ngữ biểu đạt qua cơ thể giúp cho việc truyền đạt thông tin sinh động và thú vị hơn. Nhưng không phải bạn cứ khoa chân mua tay, chỉ trò lung tung, nhất là việc chỉ tay vào đối phương là mang lại lợi ích. Do đó, phải biết kiểm soát cử chỉ của cơ thể để tránh điều bất lợi.
- Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến trang phục, cách đi đứng và các cử chỉ khác của cơ thể để thể hiện bản thân ở mặt tốt và có lợi nhất trong giao tiếp.
5.Giao tiếp trong xung đột
Trong các cuộc tranh luận gay gắt đặc biệt xảy ra xung đột, việc bộc lộ sự bực bội, tức giận là điều xảy ra phổ biển. Trường hợp khi không kiềm chế được cảm xúc, đôi bên có thể phát ngôn ra những từ ngữ thiếu văn hóa, gây tổn thương và xúc phạm đến lòng tự trọng của nhau. Lúc đó hai bên không còn sự chia sẻ, giao tiếp, truyền đạt thông tin một cách chuẩn mực. Điều đó không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc mất đoàn kết, tổn hại lẫn nhau. Vì vậy, bạn nên học cách bình tĩnh, dùng từ ngữ và cử chỉ thích hợp cố gắng làm giảm sự căng thẳng tránh gây nên cao trào kích thích xung đột.
Lời kết
Giao tiếp không chỉ là cách thức truyền đạt thông tin hai chiều giữa người nói và người nghe. Đó là sự thể hiện văn hóa, lối sống, cách ứng xử của mỗi người. Vì vậy, tác giả xin gửi những phương pháp hữu ích sử dụng trong giao tiếp để mọi người tìm hiểu và ứng dụng một cách hiệu quả.
Tham khảo: wikihow
Theo BaoMoi

10 nhãn hiệu bia đắt nhất mọi thời đại

10 nhãn hiệu bia đắt nhất mọi thời đại
Để giành vị trí thống trị trên thị trường bia toàn cầu, các hãng đổ hàng trăm triệu đôla quảng cáo mỗi năm và ký hợp đồng ràng buộc phân phối độc quyền tại nhiều nhà hàng, khách sạn, quầy bar.
Danh sách 10 nhãn hiệu bia dưới đây được dẫn đầu bởi dòng sản phẩm Bud Light của hãng Budweiser, trị giá thương hiệu lên tới 8,368 tỷ USD

10. Beck’s – 1,554 tỷ USD

Beck’s là một trong những thương hiệu bia nổi tiếng nhất thế giới về chu trình sản xuất thủ công. Hiện nay, trụ sở chính của hãng nằm tại New York. Theo chiến dịch lâu dài, ban điều hành doanh nghiệp quyết định sẽ làm các sản phẩm trở nên độc đáo và nghệ thuật hơn với những chai bia được thiết kế theo kiểu dáng riêng biệt.
Nổi tiếng thế giới về chu trình sản xuất thủ công, Beck’s đặt trụ sở chính tại New York. Theo chiến dịch lâu dài, ban điều hành doanh nghiệp quyết định sẽ làm các sản phẩm trở nên độc đáo và nghệ thuật hơn với những chai bia được thiết kế theo kiểu dáng riêng biệt.

9. Miller Lite – 2,313 tỷ USD

Thương hiệu này xuất hiện vào năm 1973 tại Chicago, Mỹ. Miller Lite sau đó đã liên tiếp giành huy chương vàng cho giải thưởng Bia ngon nhất thế giới trong suốt những năm 1996, 1998, 2002 và 2006. Năm 2003, hãng được trao giải Bia Mỹ của năm. Hiện tại, trị giá thương hiệu Miller Lite đạt 2.313 tỷ USD.
Thương hiệu này xuất hiện vào năm 1973 tại Chicago, Mỹ. Miller Lite sau đó đã liên tiếp giành huy chương vàng cho giải thưởng Bia ngon nhất thế giới trong suốt những năm 1996, 1998, 2002 và 2006. Năm 2003, hãng được trao giải Bia Mỹ của năm. Hiện tại, trị giá thương hiệu Miller Lite đạt 2,313 tỷ USD và sản phẩm này cũng xuất hiện ở mọi quầy bar.

8. Brahma – 2,359 tỷ USD

Đây là thương hiệu bia nổi tiếng số 1 tại Brazil. Ban đầu công ty có tên Companhia Cervejaria Braham và thành lập vào năm 1888. Hiện nay, Brahma do tập đoàn đồ uống Anheuser – Busch InBev sở hữu. Hãng bia này nổi tiếng chủ yếu nhờ chiến lược quảng cáo thông minh và luôn đổi mới. Không chỉ vậy, Brahma cũng giành rất nhiều giải thưởng từ các cuộc thi thương hiệu trong, ngoài nước.
Đây là thương hiệu bia nổi tiếng số 1 tại Brazil. Ban đầu công ty có tên Companhia Cervejaria Braham và thành lập vào năm 1888. Hiện nay, Brahma do tập đoàn đồ uống Anheuser – Busch InBev sở hữu.
Hãng bia nổi tiếng chủ yếu nhờ chiến lược quảng cáo thông minh và luôn đổi mới. Không chỉ vậy, Brahma cũng giành rất nhiều giải thưởng từ các cuộc thi thương hiệu trong, ngoài nước.

7. Guinness – 4,044 tỷ USD

Ở Ireland, Guiness là nhãn hiệu vô cùng nổi tiếng với dòng sản phẩm bia đen. Nguyên liệu chính sản xuất phải là những hạt lúa mạch rang khô chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn. Thực khách chỉ cần dùng một cốc bia Guinness sẽ khó lòng quên hương vị cháy từ lúa mạch rang. Không chỉ vậy, đây cũng là thương hiệu bia kinh doanh thành công nhất toàn cầu. Hãng được thành lập vào năm 1759 tại Ireland nhưng chuyển trụ sở chính sang London vào năm 1932.
Ở Ireland, Guiness là nhãn hiệu nổi tiếng với dòng sản phẩm bia đen. Nguyên liệu chính sản xuất phải là những hạt lúa mạch rang khô chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn. Thực khách chỉ cần dùng một cốc bia Guinness sẽ khó lòng quên hương vị cháy từ lúa mạch rang.
Không chỉ vậy, đây cũng là thương hiệu bia kinh doanh thành công nhất toàn cầu. Hãng được thành lập vào năm 1759 tại Ireland nhưng chuyển trụ sở chính sang London vào năm 1932. Trong ảnh là Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các cộng sự thưởng thức bia Guiness.

6. Stella Artois – 4,529 tỷ USD

Sản phẩm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1926 trong một hội chợ nhân dịp giáng sinh tại Bỉ. Tuy nhiên, lô hàng đầu tiên bày bán lại ở Canada và ngay lập tức trở nên nổi tiếng suốt nhiều năm sau đó, kể cả thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2. Tới nay, Stella Artois vẫn hết sức “nóng” ở Mỹ với doanh số bán lẻ tăng 22,5% trong quý I/2012.
Sản phẩm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1926 trong một hội chợ nhân dịp giáng sinh tại Bỉ. Tuy nhiên, lô hàng đầu tiên bày bán lại ở Canada và ngay lập tức trở nên nổi tiếng suốt nhiều năm sau đó, kể cả thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2. Tới nay, Stella Artois vẫn hết sức nóng ở Mỹ với doanh số bán lẻ tăng 22,5% trong quý I/2012.

5. Skol – 4,698 tỷ USD

Kinh tế Brazil cải thiện cũng khiến ngành kinh doanh đồ uống khởi sắc, trong đó có thương hiệu Skol. Đây là một trong 3 hãng bia ngon nhất Brazil. Quý I/2012, doanh thu sản phẩm tăng thêm 3,9%. Gần đây, hãng còn mở rộng thị phần và chào bán thêm loại bia dành cho những người dễ bị đầy hơi dạ dày.
Kinh tế Brazil cải thiện cũng khiến ngành kinh doanh đồ uống khởi sắc, trong đó có thương hiệu Skol. Đây là một trong 3 hãng bia ngon nhất Brazil. Quý I/2012, doanh thu sản phẩm tăng thêm 3,9%. Gần đây, hãng còn mở rộng thị phần và chào bán thêm loại bia dành cho những người dễ bị đầy hơi dạ dày.

4. Corona – 5,114 tỷ USD

Trong 2 năm qua, doanh thu của Corona bị giảm nhưng không đáng kể. Tại Mỹ, hãng vẫn là thương hiệu mạnh nhất trên thị trường nhập khẩu. Tập đoàn sản xuất Corona được thành lập lần đầu tiên vào năm 1925 ở Mexico. Đây là một trong những hãng kinh doanh thành công số 1 ở quốc gia này đồng thời là nhà cung cấp bia lớn nhất thế giới. Hiện nay, Corona có mặt tại 170 nước khắp toàn cầu.
Trong 2 năm kinh tế thế giới khó khăn, doanh thu Corona giảm không đáng kể. Tại Mỹ, hãng vẫn là thương hiệu mạnh nhất trên thị trường nhập khẩu. Tập đoàn sản xuất Corona được thành lập năm 1925 ở Mexico và đây là một trong những thương hiệu kinh doanh thành công ở quốc gia này đồng thời là nhà cung cấp bia lớn nhất thế giới. Hiện nay, Corona có mặt trên các quầy bar của 170 nước khắp toàn cầu.

3. Heineken – 6,058 tỷ USD

Trong làng thể thao, Heineke là cái tên được nhắc tới nhiều nhất với cương vị nhà tài trợ. Không chỉ vậy, thương hiệu này luôn tích cực đẩy mạnh vào mảng truyền thông và quảng bá hình ảnh. Tài khoản chính thức của Heineken trên Facebook có tới 6,8 triệu người theo dõi, nhiều nhất trong số tất cả các thương hiệu bia khác. Heineken ra đời lần đầu tiên vào năm 1873 tại Hà Lan. Tới nay, hãng có dây chuyền sản xuất tại 140 nhà máy, chia đều cho 70 quốc gia khắp toàn cầu.
Trong làng thể thao, Heineken là cái tên được nhắc tới nhiều nhất với cương vị nhà tài trợ. Không chỉ vậy, thương hiệu này luôn tích cực đẩy mạnh truyền thông và quảng bá hình ảnh đối với tất cả các dòng sản phẩm.
Tài khoản chính thức của Heineken trên Facebook có tới 6,8 triệu người theo dõi, nhiều nhất trong số tất cả các thương hiệu bia khác. Heineken ra đời lần đầu tiên vào năm 1873 tại Hà Lan. Tới nay, hãng có dây chuyền sản xuất tại 140 nhà máy, chia đều cho 70 quốc gia khắp toàn cầu.

2. Budweiser – 7,514 tỷ USD

Trên thế giới, Budweiser gần như là hãng bia có giá trị thương hiệu đắt đỏ nhất. Cái tên Budweiser xuất hiện lần đầu vào năm 1876 tại Mỹ. Điểm độc đáo của loại bia này nằm ở chỗ nguyên liệu chính chiếm 30% gạo trong hoa bia và lúa mạch. Hiện nay, Budweiser được sản xuất tại các nhà máy bia khác nhau trên thế giới.
Trên thế giới, Budweiser gần như là hãng bia có giá trị thương hiệu đắt đỏ nhất. Cái tên Budweiser xuất hiện lần đầu vào năm 1876 tại Mỹ. Điểm độc đáo của loại bia này nằm ở chỗ nguyên liệu chính chiếm 30% gạo trong hoa bia và lúa mạch. Hiện nay, Budweiser được sản xuất tại các nhà máy bia khác nhau trên thế giới.

1. Bud Light – 8,368 tỷ USD

Đây là dòng bia nhẹ của Budweiser và được xem là sản phẩm thành công nhất từ trước tới nay với trị giá thương hiệu lên đến 8.368 tỷ USD. Hiện tại, Bud Light được chế biến thông qua nhà máy của Tập đoàn Anheuser – Busch. Inc, bang Missouri. Rất nhiều người hâm mộ thể thao thường chọn Bud Light làm món chính trong các trận đấu. Trước kia, sản phẩm này ra đời từng có mục đích nhằm cạnh tranh với Miller Lite.
Đây là dòng bia nhẹ của Budweiser và được xem là sản phẩm thành công nhất từ trước tới nay với trị giá thương hiệu lên đến 8,368 tỷ USD. Hiện tại, Bud Light được chế biến thông qua nhà máy của Tập đoàn Anheuser – Busch. Inc, bang Missouri.
Rất nhiều người hâm mộ thể thao thường chọn Bud Light làm món chính trong các trận đấu. Trước kia, sản phẩm này ra đời từng có mục đích nhằm cạnh tranh với Miller Lite.
Tường Vi (theo Business Insider)

Theo Vnexpress