Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Nhập nhằng nhãn hiệu

Câu chuyện mới đây về sự sai sót trong ghi nhãn sản phẩm Knorr Đảm Đang một lần nữa nhắc nhở người tiêu dùng về sự cẩn tắc khi mua sắm.

Thị trường đang chìm ngập trong thế giới của những nhãn hiệu, nhưng lợi dụng sự thiếu hiểu biết, ít quan tâm của người mua, bằng vài động tác “nhập nhằng”, nhà sản xuất đã làm ra những “mê hồn trận” thông tin về sản phẩm.

Khó hiểu về thành phần là điều hay gặp nhất ở những nhãn hiệu mặt hàng thực phẩm. Ngay trong vụ hạt nêm được nhắc ở trên, thì với gần chục loại nhãn hiệu bột nêm nếm hay hạt nêm trên thị trường hiện nay, nhãn hiệu nào cũng nhắc tới những loại hương vị bổ béo khác nhau: vị heo, bò, gà, hải sản...


Nhưng thực chất, hàm lượng thịt chứa trong các loại hạt nêm là bao nhiêu, thành phần chính là gì thì không phải người tiêu dùng nào cũng để ý hoặc biết được?

Ngay cách đặt tên gọi của sản phẩm cũng gây tranh cãi giữa các nhà sản xuất và cơ quan quản lý. Knorr Đảm Đang tự đặt cho sản phẩm cái tên khác người là “sản phẩm nêm nếm đa dụng” và không công nhận là mình thuộc nhóm bột canh gia vị, nhưng khi kiểm nghiệm thì mới phát hiện ra là sản phẩm cũng có chứa đến 53,8% là muối và 30% là bột ngọt.

Dưới sức ép của dư luận và yêu cầu của cơ quan chức năng, Knorr Đảm Đang buộc phải thay đổi tên sản phẩm và ghi lại nhãn sản phầm để tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Hay thời gian gần đây, một hãng thực phẩm khác tung ra thị trường sản phẩm hạt nêm gia vị từ bào ngư. Tỷ lệ bào ngư bổ sung vào sản phẩm là bao nhiêu thì chỉ có người sản xuất mới biết chính xác. Nhưng tỷ lệ này có nhiều đến độ như trong quảng cáo là “tốt cho em bé” hay không trong khi sản phẩm này lại cũng chứa đến hơn 50% là muối.

Tương tự, hàm lượng thịt thật có trong nhiều loại hạt nêm thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tối đa từ 1- 3%, thành phần chủ yếu là muối khoảng 50%, bột ngọt khoảng 30%, đường từ 10-15%, còn lại là các gia vị khác như tiêu, tỏi, hành, dầu ăn và hương liệu,... Do Nhà nước chưa yêu cầu nên hầu hết các loại hạt nêm trên thị trường đều không ghi tỷ lệ phần trăm các chất sử dụng. Và đây cũng là cơ chế để nhà sản xuất “lách” như vậy.

Sự thiếu rõ ràng về các gia chất trong thành phần cũng được tận dụng. Với những khái niệm “điều vị 621, 631 và 627”, sẽ ít người tiêu dùng bình thường hiểu đơn giản đó là chất phụ gia thực phẩm: 621 là bột ngọt, 627 và 631 là hai chất tăng vị có tên Disodium 5’ Guanylate và Dosodium 5’ Inosinate hay còn gọi là siêu bột ngọt, khi kết hợp với bột ngọt thì cường độ tạo ngọt của hai chất này lớn hơn rất nhiều lần so với bột ngọt....

Chính cách ghi nhãn hàng hóa không rõ ràng cùng với chiến dịch quảng cáo sản phẩm của một số sản phẩm làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm đây là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được làm từ thịt nguyên chất. Dẫn đến một số người còn hiểu mua sản phẩm hạt nêm từ thịt có thể thay thế cho thịt, cá, trứng,... trong khi thực chất đây chỉ là một gia vị bình thường như các loại gia vị khác.

Việc quảng cáo các sản phẩm hạt nêm đều không được đề cập quá mức chức năng của sản phẩm đối với sức khỏe vì có thể gây hiểu lầm cho người tiêu dùng dẫn đến sử dụng quá mức cần thiết. Về khía cạnh dinh dưỡng, nên sử dụng với tính chất như gia vị: ít và bổ sung cho bữa ăn về hương vị chứ không tạo ra chất dinh dưỡng, không thay thế cho các loại thịt hay trứng.

Nhập nhằng về “date” cũng hay gặp ở thực phẩm, nhưng điển hình hơn là trên bao bì mỹ phẩm và thuốc tân dược. Thực tế, có rất ít nhãn hiệu ghi rõ thời hạn sử dụng bằng ngày, tháng, năm theo form dễ hiểu, dễ nhận biết. Hay gặp là những sản phẩm ghi thời hạn sản xuất hoặc ký hiệu mã lô hàng là 6 con số mà chỉ có nhà phân phối mới biết rõ.

6 con số dưới đáy hộp này, tuỳ “hoàn cảnh”, người bán hàng có thể giải thích là ngày sản xuất hoặc ngày hết hạn sử dụng và người tiêu dùng nếu xuê xoa thì buộc phải chấp nhận.

Ở một số sản phẩm dệt may như vải, sản phẩm dệt, sự nhập nhằng về nhãn hiệu là “khủng khiếp” hơn cả. Cơ quan quản lý thị trường cho biết, ngay các cán bộ trong ngành nhiều khi cũng không phân biệt được xuất xứ nội ngoại của sản phẩm.

Đi mua vải, người mua dễ dàng nhận thấy vải sản xuất ở nước ngoài thường ghi rõ xuất xứ và những nội dung cần thiết ở phần biên, nhưng vải sản xuất trong nước lại không có, mục đích cũng chỉ là nhập nhằng để tiêu thụ cho dễ.

Hàng điện tử, nước khoáng đóng chai cũng trong tình trạng tương tự, kiểu dán nhãn mác “giông giống” nhau về tên gọi cũng được tận dụng triệt để nhằm đánh lừa cảm giác người tiêu dùng.

Trong khi đó, nhãn hiệu mặt hàng có giá trị lớn như xe máy, hàng điện tử gia dụng lại được tạo sự “nhập nhằng” để đánh lừa cơ quan quản lý Nhà nước. Có thể điểm ra những vụ việc như xe tay ga nhập khẩu, màn hình Plasma mới đây. Lợi dụng sự chưa rõ ràng về tên gọi, chủ hàng đã đánh đồng những loại xe tay ga nói trên cùng những loại xe rẻ tiền, nhằm áp giá tính thuế thấp để trốn thuế Nhà nước.



Theo Vneconomy

Các tin cũ hơn:

Liệu con chim xanh có thể bay qua cầu vồng?

Tỷ phú Amancio Ortega: Từ “tay trắng” đến “chinh phục cả thế giới”

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội với tầm nhìn xa tới 40 năm

10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô

 Bức tranh marketing chiến lược ở VN

Cuộc cách mạng tên miền internet

Những chủ nợ lớn nhất của Mỹ

Tour de France và 5 bài học cho giới doanh nhân

Những bức ảnh 'xuyên thời gian'

Tìm đâu ý tưởng kinh doanh?

Nằm trên cánh đồng vàng mà vẫn nghèo

10 hãng hàng không tốt nhất thế giới

10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới

Vươn đến thành công từ… “mớ hỗn độn”

Quản trị danh tiếng để chiến thắng tại thị trường toàn cầu

Phát triển thương hiệu: Cần sự đầu tư bài bản

Học tập cách sáng tạo của Intel, Google và Toyota

IBM và 100 năm thay đổi thế giới công nghệ

Thương hiệu là văn hóa, văn hóa là thương hiệu

Phần Lan - Nokia và Iphone

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét