Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Những thương hiệu chỉ 'nổi' tại Trung Quốc

Những cái tên như Baidu, Sina hay China Mobile đã trở nên quá quen thuộc đối với người dân Trung Quốc. Nhưng với thế giới, đó là những nhãn hiệu còn xa lạ.
Thị trường Trung Quốc hoàn toàn bị chiếm lĩnh bởi chính các công ty nội địa, điển hình như Google vẫn luôn đấu tranh một cách chật vật để giành thị phần từ tay Baidu, còn Nestle thì thất bại nặng nề trong cuộc chiến với đại gia ngành sữa Mengniu.
Theo một cuộc khảo sát của Millward Brown và WPP, giá trị của những thương hiệu Trung Quốc đã tăng 16% lên 325 tỷ USD trong năm 2011. Tuy nhiên, nghiên cứu trên cũng cho thấy khoảng 80% người tiêu dùng nước ngoài không thể nhận diện được các công ty hay nhãn hiệu đến từ Trung Quốc. Dưới đây là danh sách các công ty Trung Quốc chỉ nổi tiếng ở trong nước mà ít tên tuổi trên thế giới.
1. 361°

Đây là nhãn hiệu quần áo thể thao với hơn 5.000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc. Đại sứ quảng cáo cho sản phẩm của hãng này là danh thủ NBA Kevin Love của đội Minnesota Timberwolves.
Nhãn hiệu tương tự: Nike, Adidas, Converse
Giá trị thương hiệu: 303 triệu USD
Xếp hạng thương hiệu: 50
Doanh thu năm 2011: 1,05 tỷ USD


2.
Septwolves

Tiền thân là công ty công nghiệp Fujian, Septwolves là công ty sản xuất thời trang nam hàng đầu Trung Quốc, đồng thời là nhà tài trợ cho chuyến du đấu Trung Quốc của Real Madrid. Năm 2011, công ty đã đạt được thỏa thuận nhượng quyền từ hai đại gia ngành thời trang là Versace và Canali ở Chiết Giang.
Nhãn hiệu tương tự: Thời trang nam cao cấp như Zegna và Dunhill.
Giá trị thương hiệu: 453 triệu USD
Xếp hạng thương hiệu: 45
Doanh thu năm 2011: 457 triệu USD
3. Ctrip

Đây là công ty chuyên cung cấp dịch vụ du lịch ở Trung Quốc với các tour du lịch giá rẻ, vé máy bay rẻ và nhà nghỉ cũng rẻ nốt!
Nhãn hiệu tương tự: Zuji, Agoda, Travelocity
Giá trị thương hiệu: 804 triệu USD
Xếp hạng thương hiệu: 40
Doanh thu năm 2010: 237 triệu USD
4. Li-Ning

Cũng giống như 361°, Li-Ning là một công ty sản xuất quần áo và dụng cụ thể thao, được thành lập bởi cựu vận động viên thể dục dụng cụ Li Ning. Hiện hãng này có trên 4.000 cửa hàng, chủ yếu tại Trung Quốc đại lục và một số khác ở Hà Lan, Mỹ và Singapore.
Nhãn hiệu tương tự: Nike và Adidas.
Giá trị thương hiệu: 1,020 tỷ USD
Xếp hạng thương hiệu: 37
Doanh thu năm 2011: 679 triệu USD
5. Ren-Ren

Ren-Ren là mạng xã hội số một Trung Quốc. Tháng 5/2011, công ty này đã được niêm yết trên sàn chứng khoán New York với giá 14 USD/cổ phiếu và thu về 743 triệu USD.
Nhãn hiệu tương tự: Facebook và Myspace
Giá trị thương hiệu: 1,090 tỷ USD
Xếp hạng thương hiệu: 35
Doanh thu năm 2010: 76 triệu USD
6. Tsingtao

Tsingtao là công ty bia nổi tiếng nhất Trung Quốc và kiểm soát 15% thị trường nội địa.
Nhãn hiệu tương tự: Budweiser, Carlsberg, Heineken, Corona
Giá trị thương hiệu: 1,118 tỷ USD
Xếp hạng thương hiệu: 34
Doanh thu năm 2010: 3,15 tỷ USD
7. Metersbonwe

Công ty sản xuất quần áo ngủ lớn nhất Trung Quốc với hơn 1.800 cửa hàng trên khắp cả nước.
Nhãn hiệu tương tự: Uniqlo của Nhật Bản, Zara, H&M
Giá trị thương hiệu: 1,525 tỷ USD
Xếp hạng thương hiệu: 30
Doanh thu năm 2010: 1,18 tỷ USD
8. Haier

Haier là công ty sản xuất đồ gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa hay TV. Theo xếp hạng các nhãn hiệu hàng gia dụng lớn nhất thế giới của Euromonitor năm 2011, Haier là nhãn hiệu quốc tế hàng đầu trong 3 năm liên tiếp với 7,8% thị phần.
Nhãn hiệu tương tự: Whirlpool, Samsung, General Electric, Electrolux
Giá trị thương hiệu: 1,525 tỷ USD
Xếp hạng thương hiệu: 29
Doanh thu năm 2010: 20,7 tỷ USD
Theo Hà Thu
VnExpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét