Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Bán Lẻ Nước Ngoài Nóng Từ 2010 ?

Trong một nghiên cứu khác của công ty nghiên cứu thị trường RNCOS (Ấn Độ), thị trường bán lẻ Việt Nam tuy có quy mô nhỏ so với thị trường các nước phát triển ở châu Á, song ngày càng chứng tỏ một nền tảng vững chắc bằng tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ nhanh chóng. Theo RNCOS, năm 2008, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt xấp xỉ 39 tỉ USD và sẽ vượt con số 85 tỉ USD vào năm 2012.

Một thị trường lạc quan!
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phân phối và Bán lẻ 2009 (Supply Chain Summit 2009) được tổ chức tại TP.HCM ngày 26.10 vừa qua, đại diện các nhà đầu tư nước ngoài như Auchan, Linfox Logistics đều cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu “nóng” từ năm tới. Các chuyên gia bán lẻ nước ngoài tham gia Hội nghị cũng có chung nhận định: ngành bán lẻ Việt Nam có sức hấp dẫn xếp thứ ba thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Nga.

Không cho biết lộ trình tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam, ông Guy Lacombe, Phó Chủ tịch - Trưởng Văn phòng Đại diện của Tập đoàn Bán lẻ Auchan (Pháp), chỉ tiết lộ sẽ có mặt sớm trong vòng 2 năm tới, sau khi đã lập văn phòng đại diện tại TP.HCM từ tháng 12.2008. Như vậy, sau BigC (thuộc tập đoàn bán lẻ Casino), Auchan sẽ là đại diện thứ hai của Pháp tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam trong tương lai gần.
Trong khi đó, theo hãng luật Indochine Counsel, hiện hãng này đã tư vấn thành công và hỗ trợ cho 7 nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam. Theo ông Bùi Ngọc Hồng, chuyên gia tư vấn luật của Indochine Counsel, 7 nhà bán lẻ này sẽ lần lượt vào Việt Nam trong 2 năm tới.
Như vậy, liệu có hay không việc các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ ồ ạt vào Việt Nam trong vài năm tới? Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Bán lẻ Việt Nam, cho rằng, trong tương lai gần sẽ khó có sự đầu tư ồ ạt của các nhà bán lẻ nước ngoài, do đặc thù của ngành bán lẻ là cần có quá trình khảo sát thị trường kỹ lưỡng. “Các công ty phân phối đa quốc gia khi quyết định đầu tư vào một thị trường mới đều khảo sát rất kỹ và thường không đi một mình, mà thường thông qua các công ty trong nước để vào. Vì vậy, mọi đường đi nước bước của họ đều hết sức thận trọng và mất nhiều thời gian để đàm phán”, ông Ruệ nói.
Trong một nghiên cứu khác của công ty nghiên cứu thị trường RNCOS (Ấn Độ), thị trường bán lẻ Việt Nam tuy có quy mô nhỏ so với thị trường các nước phát triển ở châu Á, song ngày càng chứng tỏ một nền tảng vững chắc bằng tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ nhanh chóng. Theo RNCOS, năm 2008, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt xấp xỉ 39 tỉ USD và sẽ vượt con số 85 tỉ USD vào năm 2012.
Báo cáo của Bộ Công Thương vừa công bố cuối tháng 10 cũng cho thấy, tổng mức bán lẻ trong nước tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2008.
Bài toán khan hiếm mặt bằng bán lẻ cũng sẽ sớm được giải quyết khi các công ty tư vấn bất động sản Savills và CBRE dự báo năm 2011 cả nước sẽ có khoảng 730.000 m2 diện tích sàn bán lẻ và năm 2012 có thêm 300.000 m2 nữa. Ngoài ra, việc hết quỹ đất lớn để xây siêu thị tại các thành phố lớn cũng có thể được giải quyết bằng cách mở rộng theo dạng chuỗi. Một khi hai nút thắt này được tháo gỡ, ngành bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Và mốc thời gian để đạt được “tốc độ chóng mặt” này, theo ông Trần Tĩnh Minh Triết, chuyên gia kinh tế của Cộng đồng Chuỗi Cung ứng Việt Nam, là trong vòng 5 năm tới hoặc sớm hơn.
Thật hấp dẫn - làm cách nào để khai thác?
Tại buổi tọa đàm “Thị trường bán lẻ - Thật hấp dẫn, làm cách nào để khai thác?”, trong khuôn khổ Hội nghị Đầu tư Jaccar được tổ chức vào ngày 26.10, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhận định: “Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1.200 USD/năm. Năm 2009 mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng doanh số bán lẻ cũng tăng trên 10%. Theo tôi, doanh số bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ sẽ tăng ít nhất 10%/năm trong vài năm tới”.
Đúc kết sau 10 năm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Tuyển lấy làm tiếc là chưa tổ chức triển khai triệt để mạng lưới phân phối và bán lẻ. Ông cũng cho biết thêm, chính phủ các nước trong khu vực như Thái Lan và Malaysia đang đứng trước sức ép lớn từ người dân đòi ngưng cấp phép cho các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài. Lý do là thị trường bán lẻ tại các nước này đã bão hòa.
Đồng tình với nhận định này, ông Steven HL Goh, Giám đốc Retail Asia Pulishing, đơn vị xuất bản Tạp chí Retail Asia, nói thêm, thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều cơ hội phát triển, nếu so sánh với các thị trường bán lẻ trong khu vực, vốn đã bão hòa. Hiện thị phần của loại hình thương mại hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại…) chiếm trên 30% trên thị trường bán lẻ tại Malaysia, Singapore, Philippines, trong khi tại Việt Nam, theo ông Tuyển, tỉ lệ này chỉ mới 19,4%.
Tuy nhiên, làm cách nào để nắm được cơ hội này? Tên gọi của buổi tọa đàm về bán lẻ nói trên cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của các nhà bán lẻ ngoại trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. “Chọn địa điểm nhưng đừng đợi người tiêu dùng”, ông Kwant, Tập đoàn ECC nhấn mạnh. Đây cũng chính là chiến lược lâu dài khi ECC quyết định đầu tư vào Bình Dương, vì theo họ, người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng bay sang Hồng Kông, Singapore để mua sắm thì Bình Dương chắc chắn sẽ là lựa chọn hấp dẫn trong tương lai.
Khẳng định thêm cho nhận định này, ông Trần Kim Chung, Tổng Giám đốc CT Group, nhà phân phối nhiều sản phẩm thời trang và mỹ phẩm cao cấp tại Việt Nam (như Guess, Calvin Klein, Swarovski…) cho rằng, Việt Nam đang thất thoát lớn do không khai thác hết tiềm năng của kênh bán lẻ cao cấp. “Dòng ngoại hối từ kênh mua sắm của Việt Nam đang chảy vào hai thị trường lớn trong khu vực là Malaysia và Singapore. Mỗi năm, có khoảng 30.000 du khách Việt Nam sang Singapore vào mùa du lịch mua sắm; đó là chưa kể đến 10.000 du học sinh đang học tập tại quốc gia này. Trung bình mỗi năm chúng ta mất 7 tỉ USD từ lượng khách hàng này”, ông Chung dẫn chứng. Ông Tjeert Kwant, Tập đoàn ECC, cũng khẳng định: “Việt Nam đang thiếu các trung tâm bán lẻ trung và cao cấp, trong khi đối tượng tiêu dùng thuộc kênh này rất “chịu chi”.
Giải tỏa băn khoăn này của các nhà đầu tư, ông Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư TP.HCM, tiết lộ: Nhà nước đang khuyến khích đầu tư vào nhóm 1, tức nhóm các siêu thị và trung tâm mua sắm hạng trung và cao cấp. “Vì thế, dù có thêm vài siêu thị nữa của Lotte Mart (Hàn Quốc) hay Family Mart (Nhật) thì nhóm này vẫn phát triển tốt”, ông Thiện nói. 
Theo: Nhịp Cầu Đầu Tư 

Các tin cũ hơn:

Những quảng cáo bắt chước của Trung Quốc: Nịnh bợ hay Bốc mùi?

Âm nhạc dành cho đôi tai của khách hàng

Nghệ thuật tiếp thị thực phẩm

Yahoo!: Chiến lược cách mạng hoá quảng cáo online

Người Nhật - những chuyên gia marketing xuất sắc nhất thế giới?

Ông trùm cà phê Ấn Độ

Nghiên cứu thị trường: "Mắt tinh, tai thính"

Trẻ em Việt Nam là người tiêu dùng mạnh mẽ

Chiêu bán hàng trên mạng: Nổ để câu khách

6 nguyên tắc của các công ty hàng đầu về dịch vụ khách hàng

Phân tích hành vi khách hàng – phần 1

Phân tích hành vi khách hàng – phần 2

Lôi kéo khách hàng vào việc thiết kế sản phẩm

Người tiêu dùng trong thế kỷ 21

Hiểu khách hàng theo mục tiêu

Nguyên liệu cho lòng trung thành khách hàng

50 "In" trong dịch vụ khách hàng

Tâm lý bán hàng: Mười điểm đặc biệt của con người

10 điều khát khao của khách hàng

Phản hồi của khách hàng: Có phiền không nếu tôi hỏi bạn một vài câu hỏi?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét