Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Quà tặng: PR kinh doanh


Một phần quan trọng trong kiến thức PR kinh doanh là các quy ước, tục lệ tặng quà khác biệt trên thế giới.
 
Việc hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước có liên quan có thể giúp các doanh nhân nước ngoài xây dựng thành công những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác kinh doanh, đồng nghiệp hay khách hàng địa phương. 

Tại nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ hay vương quốc Anh, việc tặng quà là khá hiếm gặp trong thế giới kinh doanh. Trên thực tế, nó có thể dẫn tới sự hiểu nhầm việc tặng quà như một hành động hối lộ. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác, việc tặng quà và các nghi thức của nó giữ một vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh doanh.  

Để nêu bật một vài khía cạnh khác biệt của các văn hoá tặng quà trong kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét các ví dụ cụ thể. 

Tục lệ tặng quà tại Trung Quốc  

Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai.

Tuy nhiên, không thể tặng quà nếu không có lý do hợp lý hay không có người chứng kiến.

Khi một doanh nhân Trung Quốc muốn mua một món quà, sẽ rất bình thường với việc họ sẽ trực tiếp hỏi người nhận quà thích gì.

Quà tặng kinh doanh luôn được đền đáp ngược lại. Không thực hiện điều đó có thể là một hành động tồi.

Khi tặng quà, tuyệt đối đừng đưa tiền mặt.

Đừng quá căn cơ với lựa chọn quà tặng của bạn bởi nếu vậy bạn sẽ được xem như một ‘iron rooster’ (gà trống sắt) – ý muốn nói việc có được một món quà từ bạn cũng như việc nhổ một chiếc lông từ con gà trống sắt.

Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi.

Tục lệ tặng quà tại Nhật Bản  

Việc tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản.

Hãy mang theo nhiều món quà khác nhau trong chuyến đi của bạn để nếu bạn được ai tặng quà, bạn sẽ có cái để đền đáp lại.

Văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản nhấn mạnh vào hành động của việc tặng quà chứ không phải bản thân món quà.

Những món quà đắt tiền là điều bình thường.

Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ.

Món quà cho một cá nhân nên được trao tặng một cách riêng tư.

Nếu bạn trao quà cho một nhóm người, thời điểm tốt nhất là khi có mặt tất cả mọi người.

Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận một món quà bằng cả hai tay.

Trước khi chấp nhận một món quà, bạn nên lịch sự từ chối một hoặc hai lần.

Con số bốn hay số chín thường được xem là không may mắn. Việc tặng món quà đi theo cặp là hoàn toàn có thể.

Tục lệ tặng quà tại Ả Rập Xê Út

Việc tặng quà chỉ nên được thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc.

Món quà nên có chất lượng tốt nhất.

Đừng bao giờ mua vàng hay lụa như một món quà cho đàn ông.

Bạc có thể được chấp nhận.

Luôn trao hay nhận quà với tay phải.

Người Ả Rập Xê Út rất thích các loại nước hoa, dầu thơm cho quần áo. Phổ biến nhất là sản phẩm ‘oud’ có thể có giá đến 1000 bảng Anh/ounce.

Việc mở gói quà khi nhận quà là không thích hợp.

Trung Quốc, Nhật Bản và Ả Rập Xê Út chỉ là một vài trong số rất nhiều văn hoá tặng quà kinh doanh khác nhau. Thích hợp nhất, bạn nên tìm hiểu chắc chắn về  các nghi thức tặng quà cụ thể tại bất cứ quốc gia nào bạn có kế hoạch kinh doanh. Có như vậy, bạn sẽ giảm thiểu các hành vi gây hiểu nhầm hay mất lòng, đồng thời mở rộng cánh cửa dẫn tới thành công.

Mỹ Loan
Theo Tamnhin.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét