Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

17% hộ dân ở Singapore là triệu phú

Mỹ vẫn là nước có nhiều hộ triệu phú nhất thế giới nhưng xét về tỷ lệ số hộ triệu phú trên tổng số hộ dân thì Singapore vẫn là nước có mật độ triệu phú cao nhất với 17% số hộ là triệu phú. 

17% hộ dân ở Singapore là triệu phú
Có tới hơn 17% số hộ gia đình ở Singapore là hộ triệu phú.

Theo hãng tin CNBC, năm nay, số hộ gia đình có tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu USD trở lên tại Mỹ đã giảm xuống mức 5,134 triệu hộ từ mức 5,263 triệu hộ trong năm 2011. Đây là kết quả cuộc điều tra về tài sản toàn cầu mang tên Global Wealth do hãng tư vấn Boston Consulting Group (BCG) thực hiện.
Trên phạm vi toàn cầu, bức tranh trông có phần sáng sủa hơn. Hầu hết số triệu phú tăng thêm của thế giới trong năm qua đều đến từ các thị trường mới nổi. Trong khi Mỹ mất gần 130.000 hộ gia đình triệu phú, thì phần còn lại của thế giới có thêm 175.000 hộ triệu phú. Theo BCG, hiện đang có khoảng 12,6 triệu hộ gia đình triệu phú trên toàn cầu.

Quốc gia có mật độ triệu phú - tức tỷ lệ số hộ trên tổng số hộ dân là triệu phú - cao nhất thế giới là Singapore. Có tới hơn 17% số hộ gia đình ở Singapore là hộ triệu phú. Đứng ở vị trí thứ hai và ba là hai quốc gia vùng Vịnh Qatar và Kuwait. Thụy Sỹ là quốc gia đứng thứ tư ở tiêu chí này, với 9,5% số hộ gia đình là triệu phú.

Đặc biệt, Thụy Sỹ là nước có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu tài sản trên 100 triệu USD lớn nhất thế giới. Cứ 100.000 hộ ở nước này thì có 11 hộ có tài sản trên 100 triệu USD, tiếp theo là Singapore với tỷ lệ 10/100.000 hộ và Áo với 8/100.000 hộ.

Riêng xét về tiêu chí mật độ tỷ phú, thì vùng lãnh thổ Hồng Kông là địa chỉ dẫn đầu thế giới.

Trong khi đó, Mỹ vẫn là nước có số hộ triệu phú lớn nhất, tiếp theo là Nhật Bản với 1,6 triệu hộ và Trung Quốc với 1,43 triệu hộ.

Những nước dẫn đầu thế giới về số hộ triệu phú tăng thêm trong năm qua phải kể tới Trung Quốc, Singapore và Ấn Độ. Trong đó, số hộ triệu phú của Trung Quốc tăng 16% lên 1,43 triệu hộ, của Singapore tăng 14% lên 188.000 hộ, và của Ấn Độ tăng 21% lên 162.000 hộ.

Năm nay là năm thứ 12 liên tiếp BCG thực hiện báo cáo Wealth Report.  Có 63 quốc gia và vùng lãnh thổ được hãng này nghiên cứu trong báo cáo vừa công bố.

Theo BCG, cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và tình trạng giảm điểm của các thị trường chứng khoán đã khiến tổng tài sản tư nhân trên toàn cầu tăng chậm lại trong năm qua, với mức tăng chỉ đạt 1,9% lên ngưỡng 122,8 nghìn tỷ USD. Năm 2010, mức tăng của tổng tài sản tư nhân toàn cầu là 6,8%.

Riêng tại Bắc Mỹ, tầng lớp siêu giàu là đối tượng mất nhiều tiền nhất năm qua. Các hộ gia đình ở khu vực Bắc Mỹ với tài sản trên 100 triệu USD đã chứng kiến tài sản của họ giảm 2,4%. Số các hộ gia đình có mức tài sản như vậy cũng giảm nhẹ xuống 2.928 hộ, từ mức 2.989  trong năm 2011. Tổng tài sản tư nhân tại khu vực Bắc Mỹ năm qua đã giảm 0,9%, xuống còn 38 nghìn tỷ USD.

 Theo Phương Anh
Dân trí/CNBC, Bloomberg
Các tin cũ hơn:

Quần áo thời trang mùa bão giá: 1.000 đồng/cái 

Qatar đổ tiền vào châu Âu: Anh hùng thời loạn? 

Khuyến mãi sexy để móc túi khách hàng 

Số người dùng Internet đang tăng trở lại 

Kết quả kinh doanh của một số "ông lớn" công nghệ - viễn thông Việt Nam 

Cuộc chơi mua chung ngày càng trắc trở 

Nội thất “ngoại chiến” 

"Lộ diện" danh mục gần 6.400 tỷ đồng tiền mặt và đầu tư của Sabeco 

Google chính thức thâu tóm Motorola Mobility 

Samsung và LG chiếm 41% thị phần TV 3D toàn cầu 

Đi siêu thị điện máy: Bi hài mặc cả như ở chợ 

Apple vẫn là thương hiệu hàng đầu thế giới 

Người tiêu dùng Trung Quốc muốn gì? 

5 cách tác động tâm trí khách hàng 

Facebook 'đá' bật 5 thương hiệu khổng lồ 

Gặp loại hình khuyến mãi nào thì nên mua? 

Cựu Đại sứ Mỹ tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam 

Những điều doanh nghiệp “ảo tưởng” họ làm tốt hơn khách hàng 

Để người tiêu dùng mở hầu bao 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét