Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Những công nghệ lâu đời nhưng vẫn sẽ thịnh vượng hàng chục năm nữa


Đó là 17 công nghệ đã có mặt từ lâu nhưng vẫn sẽ còn thịnh hành trong 25 năm, thậm chí 50 năm tới.
Những công nghệ lâu đời nhưng vẫn sẽ thịnh vượng hàng chục năm nữa


Công nghệ thì luôn thay đổi theo thời gian và thường được thay thế bởi những công nghệ tiên tiến hơn. Song có một số công nghệ đã có mặt từ lâu nhưng vẫn sẽ còn thịnh hành trong 25 năm, thậm chí 50 năm tới. Mời bạn cùng điểm qua 17 công nghệ vẫn còn giữ vững phong độ ở thời điểm hiện tại.

1. Cobol (1960)


Cobol (viết tắt của Common Business-Oriented Language) là ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi chính phủ và các tập đoàn công nghiệp, trở thành tiêu chuẩn chung trong các hệ thống phần mềm tài chính và doanh nghiệp. Cobol vẫn còn được sử dụng đến ngày hôm nay phục vụ cho các tổ chức quyền lực của chính phủ, công nghiệp, tài chính.

2. Bộ nhớ ảo (Virtual Memory - 1962)



Được phát minh bởi nhóm những nhà nghiên cứu ở Đại học Manchester khi đang làm dự án Atlas, bộ nhớ ảo cho phép máy tính sử dụng khả năng lưu trữ của nó để chuyển đổi nhanh chóng giữa các chương trình hoặc người dùng.

3. ASCII (1963)



ASCII (viết tắt của The American Standard Code for Information Interchange) là hệ thống mã hóa ký tự dựa trên bảng chữ cái Latin, dùng để hiển thị văn bản trong máy tính, được tiêu chuẩn hóa vào năm 1963. Hiện nay, bảng mã ASCII được mở rộng từ 128 ký tự lên 256 ký tự để bổ sung thêm các chữ cái có dấu và các ký tự trang trí. ASCII dần bị thay thế bởi bảng mã quốc tế Unicode ra đời năm 1988.

4. OLTP (1964)


Khái niệm xử lý giao dịch trực tuyến OLTP (Online Transaction Processing) được phát minh bởi IBM, khi họ tạo ra hệ thống đặt vé máy bay cho hãng hàng không American Airlines. OLTP hiện được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại điện tử và đặt vé máy bay.

5. Máy tính IBM System/360 (1964)



IBM đã đầu tư hơn 5 tỷ đô để phát triển hệ thống IBM System/360, trở thành mẫu máy tính thương mại thành công nhất mọi thời đại. Cấu trúc 32-bit của IBM System/360 có sức ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp máy tính vào những năm sau này.

6. MOS (1967)




Công nghệ MOS (viết tắt của Metal Oxide Semiconductor - oxit kim loại bán dẫn) được phát minh bởi Fairchild Semiconductor. Hiện nay, công nghệ CMOS (viết tắt của Complementary Metal Oxide Semiconductor - oxit kim loại bán dẫn bổ sung) được sử dụng trong việc sản xuất chip máy tính.

7. C (1969)



Ngôn ngữ lập trình C được phát triển bởi Dennis Ritchie của Bell Labs dành cho hệ điều hành Unix, trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới, hiện có nhiều phiên bản khác nhau.

8. Unix (1969)


Kenneth Thompson và Dennis Ritchie là hai nhà sáng lập hệ điều hành Unix. Được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, Unix là hệ điều hành đa nhiệm và có thể chạy trên nhiều máy tính khác nhau, từ máy tính cá nhân đến các máy chủ dịch vụ.

9. FTP (1971)



FTP (viết tắt của File Transfer Protocol) là giao thức truyền tập tin được phát triển bởi Abhay Bhushan. Ông cũng là người tham gia vào phát triển giao thức cho thư điện tử và mạng quốc phòng ARPANET.

Theo Ánh Vân
GenK / PCWorld
Các tin cũ hơn:

Viết thay thương hiệu 

Chiêm ngưỡng 22 mẫu danh thiếp ấn tượng 

Dịch slogan quảng cáo và những tai nạn nhớ đời 

Bộ sưu tập 50 logo hình tròn nổi tiếng (phần 1) 

Danh thiếp và nghệ thuật sử dụng font chữ 

Slogan các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 

Bộ sưu tập font chữ độc đáo cho logo 

Hút khách hàng bằng Slogan ngắn như một vần thơ 

Bồi dưỡng ngôn ngữ tự tin 

Học hỏi từ cách thiết kế logo của 50 thương hiệu hàng đầu thế giới 

Từ quan trọng nhất trong quảng cáo 

Tạo slogan 'độc' - Chìa khóa để gây ấn tượng 

5 bí quyết sáng tạo slogan độc đáo 

Cách viết một bức thư bán hàng hoàn hảo 

Những thông điệp chấn động Internet dài chưa đến 140 ký tự 

Bí quyết để trở thành một phát ngôn viên tuyệt vời trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Copywriter: Nghề nghiệt ngã 

5 từ ngữ không nên dùng trong quảng cáo 

Tiếng Việt trong xây dựng thương hiệu Việt 

Ngữ pháp trong tiếp thị 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét