Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Điểm mặt các hãng công nghệ bị Google thôn tính

Gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm không ngừng mở rộng “chiếc vòi bạch tuộc” của mình thôn tính các hãng công nghệ khác, nhằm củng cố thêm "thế lực".
Điểm mặt các hãng công nghệ bị Google thôn tính
Dưới đây là những hãng công nghệ nổi bật đã bị Google thâu tóm trong thời gian qua.

Motorola Mobility (năm 2012)
Gần đây, Google đã hoàn tất thủ tục mua lại nhà sản xuất điện thoại di động Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD. Đây là thương vụ “nặng đô” nhất mà gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm thực hiện để thôn tính các hãng công nghệ trên thị trường. Khoản tiền này cao gần gấp 4 lần so với số tiền Google từng bỏ ra mua lại DoubleClick, với giá 3,2 tỷ USD.
Số tiền đó cũng lớn hơn con số 10,2 tỷ mà Google đã bỏ ra để mua lại gần 200 công ty kể từ khi hãng lên sàn vào năm 2004. Công ty cũng mở rộng các dịch vụ hỗ trợ công cụ tìm kiếm.
DoubleClick (năm 2008) 
Google đã mua lại hãng cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến - DoubleClick với giá 3,2 tỷ USD. Thương vụ này hứa hẹn sẽ giúp gã khổng lồ cung cấp quảng cáo đa phương tiện nhiều hơn, nhờ các văn bản ngắn liên kết xuất hiện tiếp sau các kết quả tìm kiếm của Google.

YouTube (năm 2006) 
Bỏ ra 1,76 tỷ USD để mua lại trang chia sẻ video trực tuyến - YouTube là bước đảo chiều ngoạn mục của Google. Trang web này là tâm điểm cung cấp video giải trí trên mạng Internet được rất nhiều người chia sẻ.
Theo các nhà phân tích thị trường, việc Google thôn tính YouTube là do muốn củng cố địa vị của công ty trên thị trường video trực tuyến nóng bỏng hiện nay. Thực tế, Google đã tham gia thị trường video trực tuyến ngay từ đầu năm 2005, cùng thời điểm YouTube được sáng lập.
Tuy nhiên, thành công lại thuộc về kẻ mới “chân ướt chân ráo” thâm nhập vào thị trường tiềm năng trên chứ không phải là Google. Vì vậy, thương vụ này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho cả hai bên. YouTube được hưởng lợi từ công nghệ của Google còn Google lại tiếp cận được với “thị trường” rộng lớn của YouTube.
AdMob (năm 2010) 
Google đã chi 681 triệu USD cổ phiếu để mua nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo trên di động nhằm chuyến hướng vào thị trường đang phát triển mạnh mẽ này. AdMob đã có vị thế vững chắc so với các đối thủ trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến mới nổi.
Công ty cung cấp các dịch vụ quảng cáo cho cả hai dòng điện thoại iPhone và Android.  Việc Google thâu tóm AdMob sẽ giúp hãng này đi trước một bước trong cuộc cạnh tranh quảng cáo trên di động.
ITA Software (năm 2011)
Google đã thôn tính công ty phầm mềm thông tin chuyến bay ITA Software với giá 676 triệu USD để giúp hãng xâm nhập vào thị trường du lịch trực tuyến. Google cho biết, vụ mua bán sẽ giúp tạo ra một cách thức mới, thuận tiện hơn cho người sử dụng tìm kiếm các thông tin chuyến bay trực tuyến.
Widevine Technologies (2010)
Google đã chi 158 triệu USD tiền mặt để mua lại nhà cung cấp phần mềm chống sao chép Widevine Technologies, trong một nỗ lực tăng cường các dịch vụ video trực tuyến. Phần mềm quản lý quyền kỹ thuật số của Widevine được sử dụng trên các TV và các thiết bị nối mạng khác nhằm bảo vệ nội dung video khỏi nạn sử dụng trái phép.
On2 Technologies (năm 2010)
Năm 2010, Google đã thôn tính o­n2, nhà cung cấp công nghệ nén video số, để giúp giảm chi phí băng thông cho trang chia sẻ video YouTube.
Keyhole (năm 2004) 
Dịch vụ bản đồ số Keyhole ít được biết đến đã giúp đưa bản đồ số của Google trở thành dịch vụ hướng dẫn tìm đường trực tuyến hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, Google không tiết lộ số tiền mà hãng đã bỏ ra để có được Keyhole.
GrandCentral Communications (năm 2007)
Google đã mua nhà cung cấp dịch vụ điện thoại trên nền web - GrandCentral Communications nhưng không tiết lộ số tiền thâu tóm và sau đó đổi tên thành Google Voice. Công nghệ của GrandCentral Communications cho phép người dùng quản lý tất cả các số điện thoại cũng như hòm thư thoại qua mạng Web, cứ như thể chúng là một tài khoản duy nhất. 

Theo Tuệ Minh
Vnmedia/PCW
Các tin cũ hơn:

Một người Thầy 

Những tiếng nói kiểm thảo giáo dục 

Xã hội không cần người giỏi, đạo học khó phát triển 

Nhật Bản: mặt trời mọc từ những trang sách 

Bốn chữ "thật" trong Di chúc Bác Hồ 

Tư duy đổi mới và phát triển trong Di chúc Bác Hồ 

Vũ Quang Việt – Giáo dục Việt Nam: nguyên nhân của sự xuống cấp và các cải cách cần thiết

Pavilion TP.HCM - nơi chắp cánh những giấc mơ khởi nghiệp 

Hàng hóa hay nhân cách? 

Quyền lực phải song hành hài hòa với tri thức 

Xã hội sáng tạo 

KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN 

Những người ham đọc sách sẽ rất đàng hoàng! 

Một trong ba trung tâm đào tạo nhân tài của cả nước 

Xã hội hoá giáo dục là tất yếu 

Hệ miễn dịch của Đại học 

Chân lý 

Chữ lễ ngày nay 

Thế nào là sáng tạo? 

Về Triết Lý Giáo Dục Việt Nam 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét