Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

8 thương hiệu công nghệ nổi tiếng đang thua lỗ nặng


Dù những hãng này từng nổi như cồn nhưng khách hàng sẵn sàng quay lưng khi biết họ đang thua lỗ. Nhiều người tiêu dùng thậm chí còn không nhớ tên hãng kể cả khi họ đã từng là “cục cưng” của ngành công nghiệp.
Xu hướng trong kinh doanh điện tử tiêu dùng là các nhà sản xuất sẽ chỉ thắng lớn nhờ cạnh tranhkhi các tiện ích đắt tiền nhanh chóng trở thành hàng hóa. Mất đi vị thế cạnh tranh cũng đồng nghĩa với mất đi một thị phần quan trọng. Căn cứ vào báo cáo gần đây về thu nhập của các hãng sản xuất điện tử lớn nhất, tạp chí 24/7 WallSt đã chứng minh rằng những thương hiệu lừng lẫy một thời đang ngày càng thua lỗ.
Dù những hãng này từng nổi như cồn nhưng khách hàng sẵn sàng quay lưng khi biết họ đang thua lỗ. Nhiều người tiêu dùng thậm chí còn không nhớ tên hãng kể cả khi họ đã từng là “cục cưng” của ngành công nghiệp.
Các công ty Nintendo, Research In Motion, Sony và Nokiamjn đã từng thống trị thị trường trong nhiều năm do có rất ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh xứng tầm. Các hãng này thường nằm trong top những doanh nghiệp hàng đầu nhờ các sản phẩm mang tính đột phá như máy chơi game Wii của Nintendo, điện thoại BlackBerry của RIM và máy nghe nhạc Walkman của Sony.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp này lại thiếu sự điều hành sáng suốt để tiếp bước những thành công ban đầu với các sản phẩm mới và giờ đây đang mất đi vị thế cạnh tranh. Tập đoàn Sharp đã mất một khoản doanh thu khá lớn do không cạnh tranh được với các công ty hiện có thương hiệu nổi tiếng hơn và có giá cả thấp hơn như Samsung. Trong khi đó, Nokia mặc dù làm khuynh đảo thị trường điện thoại di động cấp thấp nhưng cũng rơi vào tình trạng thua lỗ do công ty này không thể thực hiện một cú bứt phá quan trọng vào thị trường điện thoại thông minh mới nổi.
Trang 24/7 Wall St. đã đưa ra tám thương hiệu công nghệ nổi tiếng đang xuống dốc nhanh chóng. Để minh chứng cho những nhận định của mình, 24/7 đã xem xét dữ liệu từ báo cáo tài chính của những hãng này cũng như dữ liệu từ một số các công ty nghiên cứu thị trường có uy tín. Hãy cùng nhìn xem họ là ai.

1. RIM
Research In Motion (RIM) từng thống trị một thời gian dài trong thị trường điện thoại thông minh. Chiếc BlackBerry là con cưng đầu lòng trong ngành công nghiệp này. Nhưng đáng tiếc là danh tiếng của công ty đã không còn như trước và hãng bắt đầu tụt dốc. Trong quý 4 năm 2012, RIM bị lỗ ròng 125 triệu USD- kết quả của chính sách hạ giá một số sản phẩm tồn kho mà chủ yếu là chiếc BlackBerry 7- làm cho doanh thu công ty giảm 24% so với cùng kì năm trước. Theo số liệu của comScore, thị phần của RIM trên thị trường Mỹ dành cho các thuê bao điện thoại thông minh đã giảm từ 16% (cuối tháng 12, 2011) xuống 12,3% (tháng 3, 2012). Trong khi đó, thị phần điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android của Google đã tăng từ 47,3% đến 51% so với cùng kỳ. Chiếc BlackBerry 10 ra mắt vào cuối năm nay có lẽ là cơ hội cuối cùng cho sự hồi sinh của RIM.
2. Sharp
Sharp mới thông báo mức lỗ kỷ lục 4,67 tỉ USD vào tháng 4 vừa qua. Công ty cũng dự kiến sẽ tiếp tục bị thua lỗ trong tình hình tài chính năm nay do sản phẩm mất giá và doanh số bán hàng TV LCD giảm mạnh. Công ty Nhật Bản này phải vật lộn rất vất vả để có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất Hàn Quốc. Ngoài ra, Sharp cũng mất 1,5 tỷ USD cho chi phí tái cơ cấu. Trong tháng ba, công ty đã bán 46% cổ phần trong nhà máy lớn nhất của mình cho đối thủ Đài Loan, Hon Hai để làm giảm bớt thiệt hại do kinh doanh thất bại.
3. EA
Electronic Art (EA) đã đưa ra mức lỗ ròng 205 triệu USD trong quý 3, năm tài chính 2011, trong khi doanh thu ròng chỉ đạt 1,06 tỉ USD so với cùng kỳ. Hai nhãn hiệu lớn của công ty - FIFA 12 và Battlefield 3 - đã từng bán được hơn 10 triệu bản- một doanh số cực lớn đối với các trò chơi. Madden 12 cũng bán được gần 5 triệu bản. Nhưng theo các chuyên gia thì màn ra mắt trò chơi The Sims Social của EA- đối thủ cạnh tranh của Zynga- đã không thành công như mong đợi. EA đã chi hàng trăm triệu đô la vào sản phẩm này với mong muốn bứt phá vào không gian trò chơi xã hội. Dù sao thì đây cũng không phải là lần đầu tiên EA rơi vào tình trạng báo động. Thực tế thì công ty đã lỗ ròng 322 triệu USD cùng kì năm trước.
4. Sony
Sony (SNE) từng là một hãng hàng đầu thế giới về một loạt các sản phẩm điện tử chỉ vài năm trước. Gần đây nhất là tháng 11 năm 2011, công ty đã cắt giảm dự báo doanh số bán hàng cho các mặt hàng TV, máy ảnh và máy nghe nhạc DVD. Tình hình tài chính của công ty ngày càng trở nên tồi tệ hơn kể từ đó. Tháng 4 năm 2012, Sony đã cắt giảm triển vọng lợi nhuận lần thứ tư trong vòng chưa đầy một năm, cảnh báo về khả năng lỗ ròng 6,4 tỉ UD trong năm tài chính vừa qua. 
Tờ Wall Street Journal cho biết đây là “sự thua lỗ lớn nhất trong lịch sử 65 năm của tập đoàn điện tử này”. Sony hiện đang điêu đứng bởi những mất mát trong thị phần TV. Trong các mặt hàng điện tử tiêu dùng, công ty cũng đang phải vật lộn để đối phó với sự cạnh tranh từ các công ty như Apple và Samsung. Sony cũng đã mất đi vị thế của mình với PS2 trong thị trường máy chơi game, và thậm chí trong cả thị trường thiết bị di động âm nhạc mà công ty từng thống trị với máy nghe nhạc Walkman.
5. Nintendo
Nintendo đã từng là nhà sản xuất video game số một trên thế giới nhờ sản phẩm Wii. Để cạnh tranh với Nintendo, Microsoft và Sony đã giảm giá các sản phẩm Xbox 360 và PS3. Do đó Nintendo buộc phải giảm giá máy chơi game Wii và máy nghe nhạc cầm tay DS. Tháng 4 năm 2012, công ty đã công khai về khoản thua lỗ tổng cộng 461.2 triệu USD trong năm tài khóa 2011. Tuy vậy, cả ba công ty này đều đang gặp khó khăn trước ứng dụng chơi game trên điện thoại thông minh.
6. Nokia
Nokia – nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới- đã đánh mất mất vị trí của mình vào tay Samsung trong quý đầu tiên của năm. Thành công trước đây của Nokia có được phần lớn là nhờ những sản phẩm điện thoại di động cấp thấp, đặc biệt phổ biến ở các nước đang phát triển. Khi thị hiếu người dùng bắt đầu chuyển sang điện thoại thông minh thì Nokia lại không theo kịp các đối thủ và để thị trường ngon ăn này lọt Samsung và Apple. Việc Nokia không thể bứt phá trong lĩnh vực điện thoại thông minh đã trở nên rõ ràng trong báo cáo lợi nhuận và thất thoát của công ty. Tháng 4 năm 2012, công ty đã công bố lỗ ròng là 1,2 tỉ USD với nguyên nhân được cho là “thách thức cạnh tranh khốc liệt hơn dự kiến”. Nhằm thay đổi cục diện, Nokia đã thiết lập liên doanh với Microsoft cho phép sử dụng hệ điều hành Windows trên các điện thoại thông minh của mình để đổi lấy hỗ trợ tài chính và tiếp thị.
7. Barnes & Noble
Barnes & Noble đã đầu tư để tăng lượng người đọc e-book trên sản phẩm Nook. Tuy nhiên, cạnh tranh khốc liệt từ các công ty khác có cả Apple và Amazon.com đã làm cho hãng này rơi vào tình trạng báo động. Trong vòng 39 tuần tính đến 28 Tháng 1 năm 2012, Barnes & Noble đã lỗ hơn 11 triệu USD. Công ty đổ lỗi các khoản lỗ ngày càng tăng do tiếp tục đầu tư vào “kinh doanh máy tính bảng Nook, bao gồm cả chi phí quảng cáo và nhân sự”. Để giảm chi phí đầu tư, Barnes & Noble cũng đã thành lập một liên minh với Microsoft. Tập đoàn này đã đầu tư vào sản phẩm sách điện tử và kinh doanh thiết bị đọc sách điện tử với điều kiện Barnes & Noble sản xuất các dòng máy tính bảng Nook chạy hệ điều hành Windows.
8. Acer
Kế hoạch kinh doanh của Acer từng chủ yếu dựa vào netbook, thương hiệu máy tính xách tay cấp thấp với giá cả phải chăng. Thật không may, trong hai năm qua doanh số bán hàng của netbook đã giảm đột ngột do sự xâm lấn của thị trường điện thoại thông minh và thị trường máy tính bảng mới nổi. Bên cạnh đó, việc giảm giá sản phẩm cũng không làm tăng nhu cầu của khách hàng. Công ty đã đưa ra báo cáo thua lỗ khổng lồ là 212 triệu USD vào năm 2011. Hiện tại thì Acer đang tập trung vào Ultrabook, dòng máy tính xách tay sử dụng chip Intel và là thế hệ tiếp theo của netbook. Có vẻ như là công ty này vẫn chưa rút ra được bài học từ vụ netbook mà vẫn nuôi hi vọng với đứa con “Ultrabook”. Theo The Verge, Chủ tịch Acer toàn cầu Jianren Weng dự đoán rằng dòng sản phẩm Ultrabook sẽ giảm xuống còn 499 USD vào năm 2013 để cạnh tranh với iPad của Apple. Nhưng nếu làm như vậy thì công ty sẽ chẳng thu được xu lợi nhuận nào.

Phong Linh
Theo TTVN

Các tin cũ hơn:

10 siêu dự án tốn kém nhất thế giới 

Bí quyết thành công của các tỷ phú thế giới 

Cứu doanh nghiệp: Cần thêm giải pháp dài hạn 

Năm nguyên lý cho một nền kinh tế khỏe 

Tuần lễ Hub Culture: Chuỗi Hội thảo "Bước tới và Thảo Luận" 

Đại gia ngoại quyết liệt thâu tóm thương hiệu Việt 

Ngân hàng nào 'ôm' nhiều bất động sản nhất? 

Nông nghiệp: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế Mỹ 

8 bước xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp 

VietinBank lọt top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới 

Tái cấu trúc nền kinh tế: Phải thiết lập bộ tiêu chí rõ ràng 

Hành trình Discovery 

VietnamMarcom làm đối tác Hội nghị thượng đỉnh về CRE và CSQS 2012 

500 DN tăng nhanh nhất: Nhờ bám trụ năng lực cốt lõi 

Tham gia cuộc thi Tiếp sức Ý tưởng và Dự án kinh doanh của bạn cùng Hub Culture 

Kỷ nguyên mới của công cụ tìm kiếm 

Xu hướng phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam 

Những doanh nghiệp Việt đi đầu về kinh doanh 

Xu hướng tiêu dùng 2012 

Bắt mạch Online Marketing 2012 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét